Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 7: Hidrocacbon thơm - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Stiren không phản ứng được với chất nào sau đây ?

  • A.

    dung dịch Br2.               

  • B.

    H2, Ni, to.   

  • C.

    dung dịch KMnO4.      

  • D.

    dung dịch NaOH.

Câu 2 :

Cho sơ đồ:  $Axetilen\,\,\,\xrightarrow{{C,\,{{600}^0}C}}\,\,X\,\,\,\xrightarrow{{HN{O_3}\,đặc/\,{H_2}S{O_4}\,đặc}}\,\,\,Y\,\,\xrightarrow{{C{l_2},\,Fe,\,{t^o}}}\,\,Z$

CTCT  phù hợp của Z là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

    A, B đều đúng.

Câu 3 :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :

  • A.

    sp

  • B.

    sp2

  • C.

    sp3

  • D.

    sp2d

Câu 4 :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là :    

  • A.

    Gây hại cho sức khỏe.                    

  • B.

    Không gây hại cho sức khỏe. 

  • C.

    Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.    

  • D.

    Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Câu 5 :

Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là :

  • A.

    dung dịch brom.   

  • B.

    Br2 (Fe).        

  • C.

    dung dịch KMnO4.   

  • D.

    dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.

Câu 6 :

Toluen + Cl2 (as) xảy ra phản ứng :

  • A.

    Cộng vào vòng benzen.           

  • B.

    Thế vào vòng benzen, dễ dàng hơn.

  • C.

    Thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4.    

  • D.

    Thế ở nhánh, dễ dàng hơn CH4.

Câu 7 :

Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen ?

  • A.

    C8H10.

  • B.

    C6H8.

  • C.

    C7H8.

  • D.

    C9H12.

Câu 8 :

Trong phân tử benzen có:

  • A.

    6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

  • B.

    6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C

  • C.

    Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng

  • D.

    Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng

Câu 9 :

TNT (2,4,6- trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Lượng TNT (2,4,6- trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen là

  • A.

    550,0 gam.

  • B.

    687,5 gam.     

  • C.

    454,0 gam.     

  • D.

    567,5 gam.

Câu 10 :

Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

  • A.

    o- hoặc p-đibrombenzen.

  • B.

    o- hoặc p-đibromuabenzen.

  • C.

    m-đibromuabenzen.

  • D.

    m-đibrombenzen.

Câu 11 :

1,3 gam chất hữu cơ A cháy hoàn toàn thu được 4,4 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Tỉ khối hơi của A đối với oxi là d thỏa mãn điều kiện 3 < d < 3,5. Công thức phân tử của A là :

  • A.

    C2H2.

  • B.

    C8H8.                

  • C.

    C4H4.

  • D.

    C6H6.

Câu 12 :

Đốt X thu được ${m_{C{O_2}}}:\,\,{m_{{H_2}O}}\,\, = \,\,44\,\,:\,\,9$ . Biết X làm mất màu dung dịch brom. X là :

  • A.

    C6H5–C2H3.

  • B.

    CH$ \equiv$CCH=CH2.

  • C.

    CH$ \equiv$CH

  • D.

    A hoặc B hoặc C

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Stiren không phản ứng được với chất nào sau đây ?

  • A.

    dung dịch Br2.               

  • B.

    H2, Ni, to.   

  • C.

    dung dịch KMnO4.      

  • D.

    dung dịch NaOH.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Stiren không phản ứng được với dung dịch NaOH

Câu 2 :

Cho sơ đồ:  $Axetilen\,\,\,\xrightarrow{{C,\,{{600}^0}C}}\,\,X\,\,\,\xrightarrow{{HN{O_3}\,đặc/\,{H_2}S{O_4}\,đặc}}\,\,\,Y\,\,\xrightarrow{{C{l_2},\,Fe,\,{t^o}}}\,\,Z$

CTCT  phù hợp của Z là:

  • A.
  • B.
  • C.
  • D.

    A, B đều đúng.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nếu ở vòng benzen đã có sẵn nhóm –NO2 (hoặc các nhóm –COOH, –SO3H, –CHO …) phản ứng thế vào vòng sẽ khó hơn và ưu tiên xảy ra ở vị trí meta.

Lời giải chi tiết :

Do NO2 hút e mạnh lên sẽ định hướng thế vào vị trí  meta => Z là m-Cl-C6H4-NO2

Câu 3 :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá :

  • A.

    sp

  • B.

    sp2

  • C.

    sp3

  • D.

    sp2d

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết benzen và ankylbenzen

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử benzen, các nguyên tử C đều ở trạng thái lai hoá : sp2

Câu 4 :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là :    

  • A.

    Gây hại cho sức khỏe.                    

  • B.

    Không gây hại cho sức khỏe. 

  • C.

    Gây ảnh hưởng tốt cho sức khỏe.    

  • D.

    Tùy thuộc vào nhiệt độ có thể gây hại hoặc không gây hại.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết benzen và ankylbenzen

Lời giải chi tiết :

Hoạt tính sinh học của benzen, toluen là : Gây hại cho sức khỏe.                    

Câu 5 :

Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là :

  • A.

    dung dịch brom.   

  • B.

    Br2 (Fe).        

  • C.

    dung dịch KMnO4.   

  • D.

    dung dịch Br2 hoặc dung dịch KMnO4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt benzen, toluen, stiren ta chỉ dùng 1 thuốc thử duy nhất là dung dịch KMnO4

Benzen: không hiện tượng

Sitren: mất màu ở nhiệt độ thường

Toluen: mất màu khi đun nóng

Câu 6 :

Toluen + Cl2 (as) xảy ra phản ứng :

  • A.

    Cộng vào vòng benzen.           

  • B.

    Thế vào vòng benzen, dễ dàng hơn.

  • C.

    Thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4.    

  • D.

    Thế ở nhánh, dễ dàng hơn CH4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Toluen + Cl2 (as) xảy ra phản ứng thế ở nhánh, khó khăn hơn CH4 do tác động của vòng benzen

Câu 7 :

Chất nào sau đây không thể chứa vòng benzen ?

  • A.

    C8H10.

  • B.

    C6H8.

  • C.

    C7H8.

  • D.

    C9H12.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Chất không thể chứa vòng benzen là C6H8 vì độ bất bão hòa k = (2.6 + 2 – 8) / 2 = 3 < 4

Câu 8 :

Trong phân tử benzen có:

  • A.

    6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

  • B.

    6 nguyên tử H nằm trên cùng một mặt phẳng khác với mặt phẳng của 6 nguyên tử C

  • C.

    Chỉ có 6 nguyên tử C nằm trong cùng một mặt phẳng

  • D.

    Chỉ có 6 nguyên tử H nằm trong cùng một mặt phẳng

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong phân tử benzen có: 6 nguyên tử H và 6 nguyên tử C đều nằm trên 1 mặt phẳng

Câu 9 :

TNT (2,4,6- trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Lượng TNT (2,4,6- trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen là

  • A.

    550,0 gam.

  • B.

    687,5 gam.     

  • C.

    454,0 gam.     

  • D.

    567,5 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

            C6H5CH3   +   3HNO3  $\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,đặc\,\,{t^o}}}$   C6H2(NO2)3CH3   +   3H2O             (1)

gam:        92                     →                                               227

gam:        230.80%         →                                                x

Lời giải chi tiết :

 Phương trình phản ứng:

            C6H5CH3   +   3HNO3  $\xrightarrow{{{H_2}S{O_4}\,đặc\,\,{t^o}}}$   C6H2(NO2)3CH3   +   3H2O             (1)

gam:        92                     →                                               227

gam:        230.80%         →                                                x

Theo phương trình và giả thiết ta thấy khối lượng TNT (2,4,6-trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluen với hiệu suất 80% là : 

x=$\frac{{230.80\% .227}}{{92}} = 454$ gam.

Câu 10 :

Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M = 236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

  • A.

    o- hoặc p-đibrombenzen.

  • B.

    o- hoặc p-đibromuabenzen.

  • C.

    m-đibromuabenzen.

  • D.

    m-đibrombenzen.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đặt CTPT của hợp chất X là (C3H2Br)n => n

+) Áp dụng quy tắc thế => tìm sản phẩm 

Lời giải chi tiết :

Đặt CTPT của hợp chất X là (C3H2Br)n suy ra (12.3+2+80).n = 236 => n = 2.

=> công thức phân tử của X là C6H4Br2

Vì hợp chất X là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe) nên theo quy tắc thế trên vòng benzen ta thấy X có thể là o- đibrombenzen hoặc p-đibrombenzen.  

Câu 11 :

1,3 gam chất hữu cơ A cháy hoàn toàn thu được 4,4 gam CO2 và 0,9 gam H2O. Tỉ khối hơi của A đối với oxi là d thỏa mãn điều kiện 3 < d < 3,5. Công thức phân tử của A là :

  • A.

    C2H2.

  • B.

    C8H8.                

  • C.

    C4H4.

  • D.

    C6H6.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Bảo toàn nguyên tố C và H: nC (trong A) = nCO2; nH (trong A) = 2.nH2O

+) mC + mH = mA => trong A không chứa O

+) $3 < {d_{A/O2}} < 3,5{\text{ }} = > {\text{ }}3 < \frac{{13n}}{{32}}{\text{ < }}3,5{\text{ }} = > 7 < n < 8,6\,\, = > \,\,n = 8$

Lời giải chi tiết :

nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,05 mol

Bảo toàn nguyên tố C và H: nC (trong A) = nCO2 = 0,1 mol; nH (trong A) = 2.nH2O = 0,1 mol

=> mC + mH = 0,1.12 + 0,1 = 1,3 = mA => trong A không chứa O

CTPT của A là (CH)n

Ta có: $3 < {d_{A/O2}} < 3,5{\text{ }} = > {\text{ }}3 < \frac{{13n}}{{32}}{\text{ < }}3,5{\text{ }} = > 7 < n < 8,6\,\, = > \,\,n = 8$ 

=> CTPT của A là C8H8

Câu 12 :

Đốt X thu được ${m_{C{O_2}}}:\,\,{m_{{H_2}O}}\,\, = \,\,44\,\,:\,\,9$ . Biết X làm mất màu dung dịch brom. X là :

  • A.

    C6H5–C2H3.

  • B.

    CH$ \equiv$CCH=CH2.

  • C.

    CH$ \equiv$CH

  • D.

    A hoặc B hoặc C

Đáp án : D

Phương pháp giải :

${m_{C{O_2}}}:{\text{ }}{m_{{H_2}O}} = {\text{ }}44{\text{ }}:{\text{ }}9{\text{ }} = > {\text{ }}{n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}} = \frac{{44}}{{44}}:\frac{9}{{18}} $

Lời giải chi tiết :

${m_{C{O_2}}}:{\text{ }}{m_{{H_2}O}} = {\text{ }}44{\text{ }}:{\text{ }}9{\text{ }} = > {\text{ }}{n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}} = \frac{{44}}{{44}}:\frac{9}{{18}} = 1:0,5$

=> nC : nH = 1 : 1 => CTĐGN của X là CH

Vì X làm mất màu dung dịch brom => X có liên kết đôi hoặc liên kết 3

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.