Đề kiểm tra 15 phút Hóa 11 chương 2: Nito - Photpho - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi, sau đó làm lạnh phần hơi thì thu được photpho

  • A.

     đỏ.     

  • B.

     vàng. 

  • C.

    trắng.

  • D.

    nâu.

Câu 2 :

Trong các hợp chất, nitơ có cộng hóa trị tối đa là

  • A.

    2

  • B.

    3. 

  • C.

    4.               

  • D.

    5.

Câu 3 :

Cho dung dịch muối X vào dung dịch Na3PO4 thấy có kết tủa màu vàng. X là muối nào sau đây ?

  • A.

    Ca(NO3)2.

  • B.

    Ba(NO3)2.

  • C.

    Fe(NO3)3.

  • D.

    AgNO3.

Câu 4 :

Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:

  • A.

    CaCO3   

  • B.

    Ca3(PO4)2                            

  • C.

    Ca(OH)2                    

  • D.

    CaCl2  

Câu 5 :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :

  • A.

    1 : 1     

  • B.

    2 : 3        

  • C.

    3 : 1 

  • D.

    1 : 3

Câu 6 :

Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :

  • A.

    21.                    

  • B.

    15.                     

  • C.

    19.                     

  • D.

    8.

Câu 7 :

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có mùi khai thoát ra. Chất X là

  • A.
    amophot. 
  • B.
    ure. 
  • C.
    natri nitrat. 
  • D.
    amoni nitrat.
Câu 8 :

Nitơ phản ứng với chất nào sau đây ở điều kiện thường ?

  • A.

    Mg.     

  • B.

    O2.      

  • C.

    Cl2.

  • D.

    Li.

Câu 9 :

Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là

  • A.

    NH4Cl.        

  • B.

    NaNO3

  • C.

    (NH4)2SO4.   

  • D.

    NH4NO3.

Câu 10 :

Hoà tan hết 5,4 gam kim loại M trong HNO3 dư được 8,96 lít khí đktc gồm NO và NO2, dX/H2 = 21. Tìm M biết rằng N+2 và N+4 là sản phẩm khử của N+5

  • A.

    Fe 

  • B.

    Al   

  • C.

    Zn

  • D.

    Mg

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi, sau đó làm lạnh phần hơi thì thu được photpho

  • A.

     đỏ.     

  • B.

     vàng. 

  • C.

    trắng.

  • D.

    nâu.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Khi đun nóng trong điều kiện không có không khí, photpho đỏ chuyển thành hơi, sau đó làm lạnh phần hơi thì thu được photpho trắng.

Câu 2 :

Trong các hợp chất, nitơ có cộng hóa trị tối đa là

  • A.

    2

  • B.

    3. 

  • C.

    4.               

  • D.

    5.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cấu hình e nguyên tử của N không có obitan d

Lời giải chi tiết :

Trong các hợp chất, nitơ có cộng hóa trị tối đa là: 4

Nguyên tử  nitơ không có obitan d trống, nên ở trạng thái kích thích không xuất hiện 5 electron độc thân để tạo thành 5 liên kết cộng hóa trị. Ngoài khả năng tạo 3 liên kết cộng hóa trị bằng sự góp chung electron, nitơ còn có khả năng tạo thêm 1 liên kết cho – nhận. Các nguyên tố còn lại của nhóm VA khi ở trạng thái kích thích nguyên tử của chúng xuất hiện 5 electron độc thân nên có khả năng tạo 5 liên kết cộng hóa trị.

Câu 3 :

Cho dung dịch muối X vào dung dịch Na3PO4 thấy có kết tủa màu vàng. X là muối nào sau đây ?

  • A.

    Ca(NO3)2.

  • B.

    Ba(NO3)2.

  • C.

    Fe(NO3)3.

  • D.

    AgNO3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

3AgNO3 + Na3PO4 → Ag3PO4↓ (vàng) + 3NaNO3

Câu 4 :

Trong các hợp chất sau hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học:

  • A.

    CaCO3   

  • B.

    Ca3(PO4)2                            

  • C.

    Ca(OH)2                    

  • D.

    CaCl2  

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hợp chất có trong tự nhiên dùng làm phân bón hoá học là Ca3(PO4)2 (quặng photphorit)

Câu 5 :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích lần lượt là :

  • A.

    1 : 1     

  • B.

    2 : 3        

  • C.

    3 : 1 

  • D.

    1 : 3

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết axit nitric và muối nitrat

Lời giải chi tiết :

Nước cường toan là hỗn hợp của HNO3 đặc và HCl đặc có tỉ lệ thể tích 1 : 3

Câu 6 :

Cho sơ đồ phản ứng : FeS2 + HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + H2O

Sau khi cân bằng, hệ số cân bằng của HNO3 trong phản ứng là :

  • A.

    21.                    

  • B.

    15.                     

  • C.

    19.                     

  • D.

    8.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Coi Fe và S trogn 1 chất có tổng số oxi hóa là 0

+) Xác định các nguyên tố có số oxi hóa thay đổi

+) Viết quá trình cho - nhận e => xác định hệ số cân bằng

Lời giải chi tiết :

Coi Fe và S ban đầu có trong chất có số oxi hóa là 0

$\begin{align}& {{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}+\text{ }H\overset{+5}{\mathop{N}}\,{{O}_{3}}\xrightarrow{{}}\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,{{\left( N{{O}_{3}} \right)}_{3}}+\text{ }{{H}_{2}}\overset{+6}{\mathop{S}}\,{{O}_{4}}+\text{ }\overset{+2}{\mathop{N}}\,O\text{ }+\text{ }{{H}_{2}}O \\ & \,\,1.|{{\overset{0}{\mathop{FeS}}\,}_{2}}\to \,\,\overset{+3}{\mathop{Fe}}\,\,\,+\,\,2\overset{+6}{\mathop{S}}\,\,\,+\,\,15e \\ & 5.|\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,+\,\,3e\,\,\to \,\,\overset{+2}{\mathop{N}}\, \\ \end{align}$

=> PTHH:  FeS2 + 8HNO3 → Fe(NO3)3 + 2H2SO4 + 5NO + 2H2O

=> hệ số của HNO3 là 8

Câu 7 :

Cho Cu và dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất X (một loại phân bón hóa học), thấy thoát ra khí không màu, hóa nâu trong không khí. Mặt khác, khi X tác dụng với dung dịch NaOH thì có mùi khai thoát ra. Chất X là

  • A.
    amophot. 
  • B.
    ure. 
  • C.
    natri nitrat. 
  • D.
    amoni nitrat.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Khí X không màu là NO, khí mùi khai là NH3. Từ sản phẩm thu được suy ngược lại thành phần của X

Lời giải chi tiết :

Cu và H2SO4 tác dụng với chất X có khí không màu, hóa nâu trong không khí là NO => Trong X có nhóm NO3-

Khi X tác dụng với dd NaOH → khí mùi khai → khí đó là NH3

Vậy công thức của X là NH4NO3: amoni nitrat

PTHH: Cu + 4H2SO4 + 8NH4NO3 → 4(NH4)2SO4 + 3Cu(NO3)2 + 4H2O + 2NO↑

             NaOH + NH4NO3 → NaNO3 + NH3↑(mùi khai) + H2O

Câu 8 :

Nitơ phản ứng với chất nào sau đây ở điều kiện thường ?

  • A.

    Mg.     

  • B.

    O2.      

  • C.

    Cl2.

  • D.

    Li.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

  Ở nhiệt độ thường nitơ chỉ tác dụng với liti tạo liti nitrua.

            6Li + N2 $\to $ 2Li3N   

Câu 9 :

Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra. Mặt khác, cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí. X có thể là

  • A.

    NH4Cl.        

  • B.

    NaNO3

  • C.

    (NH4)2SO4.   

  • D.

    NH4NO3.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hướng dẫn giải

+) Cho muối X vào dung dịch NaOH đun nhẹ thấy có khí mùi khai bay ra => X là muối amoni

+) Cho muối X vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó cho Cu vào thấy Cu tan ra và có khí không màu bay lên và hóa nâu ngoài không khí => khí đó là NO => muối X chứa ion NO3-

=> X là muối NH4NO3.

Câu 10 :

Hoà tan hết 5,4 gam kim loại M trong HNO3 dư được 8,96 lít khí đktc gồm NO và NO2, dX/H2 = 21. Tìm M biết rằng N+2 và N+4 là sản phẩm khử của N+5

  • A.

    Fe 

  • B.

    Al   

  • C.

    Zn

  • D.

    Mg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi nNO = x mol; nNO2 =  y mol => nhỗn hợp khí = PT(1)

$\bar{M}=\frac{30x+46y}{x+y}=21.2$ => PT(2)

+) Viết quá trình cho – nhận e và áp dụng bảo toàn e: ne cho  = ne nhận = 3.nNO + nNO2 

=> mối liên hệ M và n

Lời giải chi tiết :

Gọi nNO = x mol; nNO2 =  y mol

=> nhỗn hợp khí = x + y = 0,4 mol  (1)

$\bar{M}=\frac{30x+46y}{x+y}=21.2$   (2)

Từ (1) và (2) => x = 0,1;  y = 0,3

Quá trình cho – nhận e:

$\begin{align}& \overset{0}{\mathop{M}}\,\to \overset{+n}{\mathop{M}}\,\,+\,ne;\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\text{ 3}e\to \overset{+2}{\mathop{\,N}}\,O \\ &                \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\overset{+5}{\mathop{N}}\,\,\,+\text{ 1}e\to \overset{+4}     {\mathop{\,N}}\,{{O}_{2}} \\ \end{align}$

Bảo toàn e: ne cho  = ne nhận = 3.nNO + nNO2 = 0,6

$=>\,\,\frac{5,4}{M}.n=0,6\,\,=>\,\,M=9n$

Với n = 3 => M = 27 => M là Al

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.