Đề kiểm tra 1 tiết Hóa 9 chương 3: Phi kim. Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học - Đề số 1

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

  • A.

    MgO, Fe3O4, Cu.     

  • B.

    MgO, Fe, Cu.     

  • C.

    Mg, Fe, Cu.     

  • D.

    Mg, Al, Fe, Cu.

Câu 2 :

Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là:

  • A.

    H2SO4

  • B.

    HCl đặc

  • C.

    HNO3

  • D.

    H2SO3

Câu 3 :

“Nước đá khô“  không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

  • A.

    CO rắn.

  • B.

    SO2 rắn.

  • C.

    H2O rắn.           

  • D.

    CO2 rắn.

Câu 4 :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A.

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B.

    Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • C.

    Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • D.

    K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 5 :

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

  • A.

    Cu, Fe, ZnO, MgO.  

  • B.

    Cu, Fe, Zn, Mg.   

  • C.

    Cu, Fe, Zn, MgO.  

  • D.

    Cu, FeO, ZnO, MgO.

Câu 6 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A.

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B.

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C.

    Số hiệu nguyên tử

  • D.

    Số lớp electron.

Câu 7 :

Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua và natri hipoclorit được gọi là gì?

  • A.

    Nước gia-ven

  • B.

    Nước muối     

  • C.

    Nước axeton

  • D.

    Nước cất

Câu 8 :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  • A.

    Lỏng và khí    

  • B.

    Rắn và lỏng

  • C.

    Rắn và khí      

  • D.

    Rắn, lỏng, khí

Câu 9 :

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là:

  • A.

    Kim cương

  • B.

    Than chì

  • C.

    Fuleren           

  • D.

    Cả A, B, C và cacbon vô địch hình

Câu 10 :

Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây?

  • A.

    CO2 là chất nặng hơn không khí

  • B.

    CO2 là chất khí không màu, không mùi.

  • C.

    CO2 không duy trì sự cháy và sự sống.

  • D.

    CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn.

Câu 11 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A.

    3                                

  • B.

    5                      

  • C.

    6                                

  • D.

    7

Câu 12 :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A.

    oxi

  • B.

    cacbon

  • C.

    silic

  • D.

    sắt

Câu 13 :

Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

  • A.

    S, P, N2, Cl2   

  • B.

    C, S, Br2, Cl2

  • C.

    Cl2, H2, N2, O2

  • D.

    Br2, Cl2, N2, O2 

Câu 14 :

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

  • A.

    C, S, O, Fe

  • B.

    Cl, C, P, S

  • C.

    P, S, Si, Ca

  • D.

    K, N, P, Si

Câu 15 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A.

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B.

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C.

    Tính kim loại tăng dần.

  • D.

    Tính phi kim tăng dần.

Câu 16 :

Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng

  • A.

    NaOH và CO2

  • B.

    CO2 và C

  • C.

    SiO2 và NaOH           

  • D.

    KOH và K2SiO3

Câu 17 :

Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

  • A.

    1 chất             

  • B.

    2 chất             

  • C.

    3 chất             

  • D.

    không nhận được

Câu 18 :

Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là:

  • A.

    CO, CO3

  • B.

    CO2, CO3

  • C.

    CO, CO2

  • D.

    CO2, C2O4

Câu 19 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A.

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B.

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C.

    Số hiệu nguyên tử.

  • D.

    Số lớp electron.

Câu 20 :

Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là

  • A.

    Tính kim loại mạnh.   

  • B.

    Tính phi kim mạnh.

  • C.

    X là khí hiếm. 

  • D.

    Tính kim loại yếu.

Câu 21 :

X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

  • A.

    C

  • B.

    N

  • C.

    S

  • D.

    P

Câu 22 :

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là

  • A.

    quì tím ẩm                  

  • B.

    dd NaOH               

  • C.

    dd AgNO3              

  • D.

    dd brom

Câu 23 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

 

  • A.

    dung dịch NaCl

  • B.

    dung dịch CuSO4.

     

  • C.

    dung dịch HCl.

     

  • D.

    dung dịch Ca(OH)2 dư.

Câu 24 :

Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là

  • A.

    đồng (II) oxit và mangan oxit.                

  • B.

    đồng (II) oxit và magie oxit.  

  • C.

    đồng (II) oxit và than hoạt tính.              

  • D.

    than hoạt tính.              

Câu 25 :

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A.

    0,224

  • B.

    0,560

  • C.

    0,112

  • D.

    0,448

Câu 26 :

Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là:

  • A.

    5,55 gam        

  • B.

    11,1 gam        

  • C.

    16,5 gam

  • D.

    22,2 gam

Câu 27 :

Tính khối lượng Na2CO3 cần dùng để sản xuất được 120 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 với hiệu suất 90%?

  • A.

    26,61 kg.        

  • B.

    29,57 kg.        

  • C.

    20,56 kg.        

  • D.

    24,45 kg.

Câu 28 :

Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

  • A.

    B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm I

  • B.

    B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.

  • C.

    B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.          

  • D.

    B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.

Câu 29 :

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A.

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

  • B.

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

  • C.

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

  • D.

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (đktc). Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là

  • A.

    2,8 gam                       

  • B.

    5,6 gam                       

  • C.

    8,4 gam                       

  • D.

    11,2 gam                       

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:

  • A.

    MgO, Fe3O4, Cu.     

  • B.

    MgO, Fe, Cu.     

  • C.

    Mg, Fe, Cu.     

  • D.

    Mg, Al, Fe, Cu.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al­2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ. Al2O3 tan được trong dung dịch NaOH

Lời giải chi tiết :

Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al­2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ.

=> trong hỗn hợp X, CO khử được Fe3O4 và CuO tạo ra Fe và Cu

=> chất rắn Y gồm: Al2O3, MgO, Fe, Cu

Cho Y vào dung dịch NaOH dư, chỉ có Al2O3 tan  => chất rắn Z sau phản ứng gồm MgO, Fe, Cu

Câu 2 :

Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là:

  • A.

    H2SO4

  • B.

    HCl đặc

  • C.

    HNO3

  • D.

    H2SO3

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên liệu được dùng để điều chế khí clo trong phòng thí nghiệm là HCl đặc

MnO2(r) + 4HClđặc → MnCl2 + Cl2(k) + 2H2O

Câu 3 :

“Nước đá khô“  không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm. Nước đá khô là

  • A.

    CO rắn.

  • B.

    SO2 rắn.

  • C.

    H2O rắn.           

  • D.

    CO2 rắn.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào ứng dụng oxit của cacbon

Lời giải chi tiết :

“Nước đá khô“ không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm.

Nước đá khô là: CO2 rắn

Câu 4 :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là:

  • A.

    Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • B.

    Na2O, MgO, K2O, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • C.

    Na2O, MgO, K2O, SO2, P2O5, SO3, Cl2O7

  • D.

    K2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại bảng tuần hoàn hóa học

Lời giải chi tiết :

Dãy công thức hoá học của oxit tương ứng với các nguyên tố hoá học thuộc chu kì 3 là: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7

Câu 5 :

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, ZnO, MgO nung nóng ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng, hỗn hợp chất rắn còn lại là

  • A.

    Cu, Fe, ZnO, MgO.  

  • B.

    Cu, Fe, Zn, Mg.   

  • C.

    Cu, Fe, Zn, MgO.  

  • D.

    Cu, FeO, ZnO, MgO.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al­2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ.

Lời giải chi tiết :

Các chất khử C, CO, H2 không khử được các oxit MgO, Al­2O3 và các oxit khác của kim loại kiềm và kiềm thổ

=> chỉ khử được CuO, Fe2O3, ZnO tạo thành Cu, Fe, Zn

=> hỗn hợp chất rắn thu được là Cu, Fe, Zn, MgO.  

Câu 6 :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết

  • A.

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • B.

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • C.

    Số hiệu nguyên tử

  • D.

    Số lớp electron.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự chu kì trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết số lớp electron.

Câu 7 :

Dung dịch hỗn hợp hai muối natri clorua và natri hipoclorit được gọi là gì?

  • A.

    Nước gia-ven

  • B.

    Nước muối     

  • C.

    Nước axeton

  • D.

    Nước cất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết nước gia-ven

Lời giải chi tiết :

Dung dịch hỗn hợp hai muối natri cloruavà natri hipoclorit được gọi là nước gia-ven

Câu 8 :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái

  • A.

    Lỏng và khí    

  • B.

    Rắn và lỏng

  • C.

    Rắn và khí      

  • D.

    Rắn, lỏng, khí

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Câu 9 :

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là:

  • A.

    Kim cương

  • B.

    Than chì

  • C.

    Fuleren           

  • D.

    Cả A, B, C và cacbon vô địch hình

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cacbon tạo thành một số dạng thù hình là: Kim cương, than chì, fuleren và cacbon vô địch hình.

Câu 10 :

Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất nào sau đây?

  • A.

    CO2 là chất nặng hơn không khí

  • B.

    CO2 là chất khí không màu, không mùi.

  • C.

    CO2 không duy trì sự cháy và sự sống.

  • D.

    CO2 bị nén và làm lạnh hóa rắn.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Người ta có thể rót khí CO2 từ cốc này sang cốc khác là do tính chất : CO2 là chất nặng hơn không khí

Câu 11 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A.

    3                                

  • B.

    5                      

  • C.

    6                                

  • D.

    7

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là 6

Câu 12 :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là

  • A.

    oxi

  • B.

    cacbon

  • C.

    silic

  • D.

    sắt

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố phổ biến thứ hai ở vỏ trái đất là silic

Câu 13 :

Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường

  • A.

    S, P, N2, Cl2   

  • B.

    C, S, Br2, Cl2

  • C.

    Cl2, H2, N2, O2

  • D.

    Br2, Cl2, N2, O2 

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm các phi kim thể khí ở điều kiện thường là: Cl2, H2, N2, O2

Loại A vì S ở thể rắn

Loại B và D vì Br2 ở thể lỏng

Câu 14 :

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

  • A.

    C, S, O, Fe

  • B.

    Cl, C, P, S

  • C.

    P, S, Si, Ca

  • D.

    K, N, P, Si

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần thuộc bảng nguyên tố hóa học trong SGK, những chất có màu xanh là phi kim

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là Cl, C, P, S

Câu 15 :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo nguyên tắc :

  • A.

    Chiều nguyên tử khối tăng dần.

  • B.

    Chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

  • C.

    Tính kim loại tăng dần.

  • D.

    Tính phi kim tăng dần.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học được sắp xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.

 

Câu 16 :

Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng

  • A.

    NaOH và CO2

  • B.

    CO2 và C

  • C.

    SiO2 và NaOH           

  • D.

    KOH và K2SiO3

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cặp chất không xảy ra phản ứng là KOH và K2SiO3

Câu 17 :

Có các chất rắn màu trắng, đựng trong các lọ riêng biệt không nhãn : CaCO3, NaCl, NaOH. Nếu dùng quỳ tím và nước thì có thể nhận ra

  • A.

    1 chất             

  • B.

    2 chất             

  • C.

    3 chất             

  • D.

    không nhận được

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính tan và tính chất hóa học của muối

Lời giải chi tiết :

- Cho nước vào các mẫu chất rắn, mẫu không tan trong nước là CaCO­3, 2 mẫu tan trong nước là NaCl và NaOH

- Dùng quỳ tím để nhận biết 2 dung dịch của 2 mẫu tan, dung dịch không làm đổi màu quỳ là NaCl, dung dịch làm đổi màu quỳ là NaOH

Câu 18 :

Cacbon có thể tạo với oxi hai oxit là:

  • A.

    CO, CO3

  • B.

    CO2, CO3

  • C.

    CO, CO2

  • D.

    CO2, C2O4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cacbon có thể tạo với oxi 2 oxit là CO, CO2 

C + O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ CO2

C + CO2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2CO

Câu 19 :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết:

  • A.

    Số electron lớp ngoài cùng.

  • B.

    Số thứ tự của nguyên tố.

  • C.

    Số hiệu nguyên tử.

  • D.

    Số lớp electron.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số thứ tự nhóm trong bảng hệ thống tuần hoàn cho biết: Số electron lớp ngoài cùng

Câu 20 :

Nguyên tố X có cấu tạo như sau: điện tích hạt nhân là 11+, 3 lớp electron, lớp ngoài cùng có 1 electron. Tính chất hóa học cơ bản của X là

  • A.

    Tính kim loại mạnh.   

  • B.

    Tính phi kim mạnh.

  • C.

    X là khí hiếm. 

  • D.

    Tính kim loại yếu.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết sự biến đổi tính chất trong một chu kì

Lời giải chi tiết :

Từ vị trí này ta biết:

+ Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 11, đó là Na.

+ Nguyên tố X ở chu kì 3, do đó có 3 lớp electron.

+ Nguyên tố X ở nhóm I có 1e lớp vỏ ngoài cùng, nguyên tố A ở đầu chu kì nên có tính kim loại mạnh.

Câu 21 :

X là nguyên tố phi kim có hóa trị III trong hợp chất với hiđro. Biết thành phần phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%. X là nguyên tố:

  • A.

    C

  • B.

    N

  • C.

    S

  • D.

    P

Đáp án : B

Phương pháp giải :

$\% {m_H} = \frac{{1.3}}{{{\text{X}} + 1.3}}.100\% = 17,65\% = > X$

Lời giải chi tiết :

Gọi phi kim cần tìm là X

=> hợp chất hiđro của X là: XH3

Ta có: phần trăm khối lượng của hiđro trong hợp chất là 17,65%

$ = > \% {m_H} = \frac{{1.3}}{{{\text{X}} + 1.3}}.100\% = 17,65\% = > X = 14$

=> X là nguyên tố N

Câu 22 :

Có 3 khí đựng riêng biệt trong 3 lọ là oxi, clo, hiđroclorua. Để phân biệt các khí đó có thể dùng một hóa chất là

  • A.

    quì tím ẩm                  

  • B.

    dd NaOH               

  • C.

    dd AgNO3              

  • D.

    dd brom

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của oxi, clo và HCl

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt 3 khí O2, Cl2 và HCl ta dùng giấy quỳ tím ẩm.

- O2 không làm đổi màu quỳ

- Cl2 làm mất màu quỳ tím ẩm (do có tính tẩy màu)

- HCl làm quỳ tím ẩm hóa đỏ (vì HCl tan vào nước tạo thành axit HCl)

Câu 23 :

Có thể dùng thuốc thử nào sau đây để phân biệt khí CO2 và khí CO?

 

  • A.

    dung dịch NaCl

  • B.

    dung dịch CuSO4.

     

  • C.

    dung dịch HCl.

     

  • D.

    dung dịch Ca(OH)2 dư.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO là oxit trung tính, không phản ứng với axit và bazơ. Còn CO2 là oxit axit phản ứng được với bazơ

 

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt khí CO2 và khí CO, ta dùng dung dịch Ca(OH)2 dư vì CO2 tạo kết tủa trắng còn CO không phản ứng

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

 

Câu 24 :

Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta sử dụng mặt nạ với chất hấp phụ là

  • A.

    đồng (II) oxit và mangan oxit.                

  • B.

    đồng (II) oxit và magie oxit.  

  • C.

    đồng (II) oxit và than hoạt tính.              

  • D.

    than hoạt tính.              

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO chỉ khử được các oxit của kim loại khi ở nhiệt độ cao

Lời giải chi tiết :

Để phòng nhiễm độc CO, là khí không màu, không mùi, rất độc người ta dùng chất hấp thụ là than hoạt tính.

Vì CuO và MnO có phản ứng với CO nhưng ở nhiệt độ cao

MgO không phản ứng với CO

Câu 25 :

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A.

    0,224

  • B.

    0,560

  • C.

    0,112

  • D.

    0,448

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + 3CO2

Từ 2 PTHH ta có:  ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{CuO,{\text{ }}F{e_2}{O_3}}} = {m_{C{O_2}}}$ + mrắn sau phản ứng => a 

Lời giải chi tiết :

Giả sử khối lượng hỗn hợp rắn ban đầu là m gam => khối lượng rắn sau phản ứng là (m – 0,32) gam

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + 3CO2

Từ 2 PTHH ta có:  ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{CuO,{\text{ }}F{e_2}{O_3}}} = {m_{C{O_2}}}$ + mrắn sau phản ứng

=> 28a + m = 44a + m – 0,32

=> a = 0,02 mol

=> V = 0,02.22,4 = 0,448 lít

Câu 26 :

Hòa tan hoàn toàn 5 gam hỗn hợp 2 muối cacbonat kim loại hóa trị I và hóa trị II bằng dung dịch HCl thu được dung dịch M và 1,12 lít khí CO2 (đktc). Khi cô cạn dung dich M thu được khối lượng muối khan là:

  • A.

    5,55 gam        

  • B.

    11,1 gam        

  • C.

    16,5 gam

  • D.

    22,2 gam

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Áp dụng công thức: ${n_{C{O_2}}} = \frac{{{m_{RC{l_n}}} - {m_{{R_2}{{(C{O_3})}_n}}}}}{{11}}$

=> mRCln = mmuối cacbonat + 11.nCO2

Lời giải chi tiết :

${n_{C{O_2}}} = \frac{{1,12}}{{22,4}} = 0,05\,mol$

Áp dụng công thức: ${n_{C{O_2}}} = \frac{{{m_{RC{l_n}}} - {m_{{R_2}{{(C{O_3})}_n}}}}}{{11}}$

=> mRCln = mmuối cacbonat + 11.nCO2 = 5 + 11.0,05 = 5,55 gam

Câu 27 :

Tính khối lượng Na2CO3 cần dùng để sản xuất được 120 kg thủy tinh Na2O.CaO.6SiO2 với hiệu suất 90%?

  • A.

    26,61 kg.        

  • B.

    29,57 kg.        

  • C.

    20,56 kg.        

  • D.

    24,45 kg.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 → Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2

                              106 gam   →   478 gam

                               mNa2CO3           120 kg

+) tính ${m_{N{a_2}C{O_3}}}$lí thuyết => ${m_{N{a_2}C{O_3}}}$thực tế 

Lời giải chi tiết :

6SiO2 + CaCO3 + Na2CO3 → Na2O.CaO.6SiO2 + 2CO2

                              106 gam   →   478 gam

                               mNa2CO3           120 kg

=> ${m_{N{a_2}C{O_3}}}$lí thuyết =  $\frac{{106.120}}{{478}} = 26,611\,kg$

=> ${m_{N{a_2}C{O_3}}}$thực tế =  $\frac{{26,611.100\% }}{{H\% }} = \frac{{26,611.100\% }}{{90\% }} = 29,57\,kg$

Câu 28 :

Nguyên tố B có điện tích hạt nhân bằng 19+, có 4 lớp electron, có 1e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố B?

  • A.

    B thuộc ô 18, chu kì 4, nhóm I

  • B.

    B thuộc ô 19, chu kì 3, nhóm II.

  • C.

    B thuộc ô 19, chu kì 4, nhóm I.          

  • D.

    B thuộc ô 18, chu kì 3, nhóm I.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ta có:

 + Nguyên tố B có điện tích hạt nhân là 19+ nên B thuộc ô thứ 19

+ Nguyên tố B có 4 lớp e nên B thuộc chu kì 4.

+ Nguyên tố B có 1 e lớp ngoài cùng nên B thuộc nhóm I

Câu 29 :

Biết nguyên tố X có số hiệu là 17, chu kì 3, nhóm VII. Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố X?

  • A.

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là phi kim mạnh.

  • B.

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là phi kim mạnh.

  • C.

    X có 3 lớp e, lớp ngoài cùng có 7e, X là kim loại mạnh.

  • D.

    X có 4 lớp e, lớp ngoài cùng có 17e, X là kim loại mạnh.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => đó là Cl

- Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử là 17 => điện tích hạt nhân là 17+, có 17 proton, 17 electron

- Nguyên tố X ở chu kì 3 => có 3 lớp electron

- Nguyên tố X thuộc nhóm VII => lớp e ngoài cùng có 7e

Vì X ở cuối chu kì 3 nên X là phi kim mạnh

Câu 30 :

Hỗn hợp X gồm Zn, Mg và Fe. Hòa tan hết m gam X vào dung dịch HCl thu được 11,20 lít khí (đktc). Mặt khác, để tác dụng vừa hết m gam X cần 12,32 lít clo (đktc). Khối lượng của Fe trong hỗn hợp là

  • A.

    2,8 gam                       

  • B.

    5,6 gam                       

  • C.

    8,4 gam                       

  • D.

    11,2 gam                       

Đáp án : B

Phương pháp giải :

TN1: tác dụng với dung dịch HCl tạo 0,5 mol khí H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

 x mol             →           x mol

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

 y mol             →             y mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 z mol             →         z mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}} = > PT\,\,(1)} $

TN2: tác dụng với 0,55 mol Cl2

Zn + Cl2 → ZnCl2

x  →  x

Mg + Cl2 → MgCl2

y  →   y

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

z  →   1,5z

$ = > \sum {{n_{C{l_2}}} = > PT(2)} $

Lấy (2) trừ (1) => z

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của Zn, Mg và Fe lần lượt là x, y và z mol

TN1: tác dụng với dung dịch HCl tạo 0,5 mol khí H2

Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

 x mol             →           x mol

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

 y mol             →             y mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

 z mol             →         z mol

$ = > \sum {{n_{{H_2}}} = x + y + z = 0,5\,\,(1)} $

TN2: tác dụng với 0,55 mol Cl2

Zn + Cl2 → ZnCl2

x  →  x

Mg + Cl2 → MgCl2

y  →   y

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

z  →   1,5z

$ = > \sum {{n_{C{l_2}}} = x + y + 1,5{\text{z}} = 0,55\,\,(2)} $

Lấy (2) trừ (1) => 0,5z = 0,55 – 0,5 => z = 0,1 mol

=> mFe = 0,1.56 = 5,6 gam

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.