Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 9 - Đề số 1

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Bazơ không tan là

 

  • A.

    Cu(OH)2 

  • B.

    Ca(OH)2 

  • C.

    Ba(OH)2                 

  • D.

    NaOH

Câu 2 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A.

    Đỏ 

  • B.

    Xanh 

  • C.

    Tím                         

  • D.

    Không màu

Câu 3 :

Cho các phản ứng hóa học sau:

1) 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O

2) CuO + H2 → Cu + H2O

3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

4) 4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

5) 2Fe(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  Fe2O+ 3H2O

6) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

7) CaO + CO2 → CaCO3

Số phản ứng phân hủy và số phản ứng hóa hợp lần lượt là

  • A.

    3; 2. 

  • B.

    2; 3. 

  • C.

    4; 1.                                    

  • D.

    2; 4.

Câu 4 :

Phản ứng hóa học là

  • A.

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B.

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C.

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D.

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Câu 5 :

Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:

  • A.

    2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.

  • B.

    1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.

  • C.

    nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.

  • D.

    1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.

Câu 6 :

Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?

 

  • A.

    16 gam.

  • B.

    32 gam.

  • C.

    64 gam.                  

  • D.

    48 gam.

     

Câu 7 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C.

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Câu 8 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A.

    CaO, CuO 

  • B.

    NaO, CaO 

  • C.

    NaO, CO3               

  • D.

    CuO, CO3

Câu 9 :

Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?

  • A.

    Gam   

  • B.

    Kilogam         

  • C.

    Gam hoặc kilogam     

  • D.

    Đơn vị Cacbon

Câu 10 :

Ứng dụng của hiđro là

 

  • A.

    Oxi hóa kim loại 

  • B.

    Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ

     

  • C.

    Tạo hiệu ứng nhà kính 

  • D.

    Tạo mưa axit

Câu 11 :

Dung dịch axit được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:

 

  • A.

    H2SOđặc 

  • B.

    HNO3 loãng                       

     

  • C.

    H2SO4 loãng                       

  • D.

    A và B đều đúng

Câu 12 :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

  • A.

    hiện tượng hóa học

  • B.

    hiện tượng vật lí

  • C.

    ngắn gọn phản ứng hóa học

  • D.

    sơ đồ phản ứng hóa học

Câu 13 :

Trong 1 mol CO có bao nhiêu phân tử?

  • A.

    6,02.1023           

  • B.

    6,04.1023           

  • C.

    12,04.1023                

  • D.

    18,06.1023

Câu 14 :

Muối nào trong các muối sau kim loại có hóa trị II: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4?

 

  • A.

    K2SO4; BaCl2 

  • B.

    Al2(SO4)3 

  • C.

    BaCl2; CuSO4                     

  • D.

    Na2SO4

Câu 15 :

Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là

 

  • A.

    cây nến cháy sáng chói. 

  • B.

    cây nến cháy bình thường.

     

  • C.

    cây nến bị tắt ngay. 

  • D.

    cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.

     

Câu 16 :

Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt

  • A.

    Electron.

  • B.

    Electron, proton, nơtron.

  • C.

    Proton, nơtron.

  • D.

    Nơtron.

Câu 17 :

Cho dãy các axit sau: HCl, HNO3, H2SO3, H2CO3, H3PO4, H3PO3, HNO2. Số axit có ít nguyên tử oxi là

 

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Câu 18 :

Cho những hiện tượng sau:

1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.

2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.

3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí.

4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.

5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Những hiện tượng vật lí là

  • A.

    1, 2.                

  • B.

    4, 5.    

  • C.

    2, 4.                

  • D.

    chỉ có 2.

Câu 19 :

Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào?

  • A.

    Nguyên tố Silic, nguyên tử khối 30 đvC.       

  • B.

    Nguyên tố Nitơ, nguyên tử khối 14 đvC.

  • C.

    Nguyên tố Silic, nguyên tử khối 28 đvC.       

  • D.

    Nguyên tố Nitơ, nguyên tử khối 28 đvC.

Câu 20 :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì?

  • A.

    CuSO4  do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.

  • B.

    Có 4 nguyên tử oxi trong phân tử.

  • C.

    Phân tử khối là 160 đvC.

  • D.

    Tất cả đáp án.

Câu 21 :

Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào sau đây viết đúng?

  • A.

    Cr2O3 

  • B.

    CrO    

  • C.

    CrO2 

  • D.

    CrO3

Câu 22 :

Cho hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố Kali và Oxi trong đó K chiếm 82,98% về khối lượng. Biết phân tử khối là 94. Công thức hóa học của hợp chất trên là

  • A.

    KO.

  • B.

    K2O.

  • C.

    KO2.

  • D.

    K3O.

Câu 23 :

Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A.

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.

  • B.

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.

  • C.

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.

  • D.

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng vật lí.

Câu 24 :

Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là

  • A.

    12

  • B.

    10

  • C.

    20

  • D.

    25

Câu 25 :

Chất nào sau đây nặng hơn không khí?

  • A.

    SO2.

  • B.

    H2.      

  • C.

    CH4.

  • D.

    N2.

Câu 26 :

Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

  • A.

    21,6

  • B.

    16,2

  • C.

    18,0

  • D.

    27,0

Câu 27 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

  • A.

    40000 lít

  • B.

    42000 lít                  

  • C.

    42500 lít                   

  • D.

    45000 lít           

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là

 

  • A.

    8,96 lít 

  • B.

    4,8 lít 

  • C.

    0,896 lít      

  • D.

    0,48 lít

Câu 29 :

Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.

 

  • A.

    11,88% 

  • B.

    12,20% 

  • C.

    11,19%                   

  • D.

    11,79%

Câu 30 :

Tính khối lượng dung dịch NaCl 10% cần trộn với 300 gam dung dịch NaCl 25% để thu được dung dịch NaCl 15%

 

  • A.

    600 gam. 

  • B.

    500 gam. 

  • C.

    200 gam.                             

  • D.

    100 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Bazơ không tan là

 

  • A.

    Cu(OH)2 

  • B.

    Ca(OH)2 

  • C.

    Ba(OH)2                 

  • D.

    NaOH

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Phần lớn các bazơ không tan, trừ NaOH, KOH, Ba(OH)2 tan, Ca(OH)2 ít tan.

=> Bazơ không tan là Cu(OH)2

 

Câu 2 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A.

    Đỏ 

  • B.

    Xanh 

  • C.

    Tím                         

  • D.

    Không màu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu đỏ

Câu 3 :

Cho các phản ứng hóa học sau:

1) 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O

2) CuO + H2 → Cu + H2O

3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

4) 4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

5) 2Fe(OH)3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$  Fe2O+ 3H2O

6) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

7) CaO + CO2 → CaCO3

Số phản ứng phân hủy và số phản ứng hóa hợp lần lượt là

  • A.

    3; 2. 

  • B.

    2; 3. 

  • C.

    4; 1.                                    

  • D.

    2; 4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất phản ứng sinh ra hai hay nhiều chất mới.

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu.

 

Lời giải chi tiết :

+) Phản ứng phân hủy: 1 chất → 2 hay nhiều chất

=> các phản ứng phân hủy là

3) 2KNO3 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2KNO2 + O2

5) 2Fe(OH)$\xrightarrow{{{t}^{o}}}$Fe2O+ 3H2O

+) Phản ứng hóa hợp: 2 hay nhiều chất → 1 chất

1) 2H2 + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2H2O

4) 4P + 5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

7) CaO + CO2 → CaCO3

Vậy có 2 phản ứng phân hủy và 3 phản ứng hóa hợp

Câu 4 :

Phản ứng hóa học là

  • A.

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B.

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C.

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D.

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 5 :

Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:

  • A.

    2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.

  • B.

    1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.

  • C.

    nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.

  • D.

    1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CTHH dạng: AxByCz 

Trong đó:

+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố

+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.

Lời giải chi tiết :

Thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm: 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi

Câu 6 :

Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?

 

  • A.

    16 gam.

  • B.

    32 gam.

  • C.

    64 gam.                  

  • D.

    48 gam.

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH:        S    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

+) Tính số mol O2 theo S

 

Lời giải chi tiết :

PTHH:        S    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

Tỉ lệ PT:   1mol       1mol

Phản ứng:  2mol → 2mol

=> Khối lượng oxi cần dùng là: ${{m}_{{{O}_{2}}}}=n.M=2.32=64\,gam$

 

Câu 7 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C.

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính mdd  = mNaCl + mnước

+) Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

Lời giải chi tiết :

Xét đáp án A: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 90 = 105 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{105}.100\%=14,28\%$

Xét đáp án B: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 100 = 115 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{115}.100\%=13,04\%$

Xét đáp án C: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{30}{30+170}.100\%=15\%$

Xét đáp án D: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{15+190}.100\%=7,32\%$

Câu 8 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A.

    CaO, CuO 

  • B.

    NaO, CaO 

  • C.

    NaO, CO3               

  • D.

    CuO, CO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3

 

Câu 9 :

Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị nào?

  • A.

    Gam   

  • B.

    Kilogam         

  • C.

    Gam hoặc kilogam     

  • D.

    Đơn vị Cacbon

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị Cacbon.

Câu 10 :

Ứng dụng của hiđro là

 

  • A.

    Oxi hóa kim loại 

  • B.

    Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ

     

  • C.

    Tạo hiệu ứng nhà kính 

  • D.

    Tạo mưa axit

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ứng dụng của hiđro là : Làm nguyên liệu sản xuất NH3, HCl, chất hữu cơ

 

Câu 11 :

Dung dịch axit được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là:

 

  • A.

    H2SOđặc 

  • B.

    HNO3 loãng                       

     

  • C.

    H2SO4 loãng                       

  • D.

    A và B đều đúng

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dung dịch axit được dùng để điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm là: dung dịch H2SO4 loãng

 

Câu 12 :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn

  • A.

    hiện tượng hóa học

  • B.

    hiện tượng vật lí

  • C.

    ngắn gọn phản ứng hóa học

  • D.

    sơ đồ phản ứng hóa học

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học

Câu 13 :

Trong 1 mol CO có bao nhiêu phân tử?

  • A.

    6,02.1023           

  • B.

    6,04.1023           

  • C.

    12,04.1023                

  • D.

    18,06.1023

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

1 mol chứa số nguyên tử là:  6,02.1023 => trong 1 mol CO2 có 6,02.1023 phân tử

Câu 14 :

Muối nào trong các muối sau kim loại có hóa trị II: Al2(SO4)3; Na2SO4; K2SO4; BaCl2; CuSO4?

 

  • A.

    K2SO4; BaCl2 

  • B.

    Al2(SO4)3 

  • C.

    BaCl2; CuSO4                     

  • D.

    Na2SO4

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

+) Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại

 

Lời giải chi tiết :

Cần nhớ: gốc SO4 có hóa trị II, gốc Cl có hóa trị I

Dựa vào quy tắc hóa trị để xác định hóa trị của nguyên tố kim loại:

\({{\overset{III}{\mathop{Al}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{\left( S{{O}_{4}} \right)}}\,}_{3}};\text{ }{{\overset{I}{\mathop{Na}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}};\text{ }{{\overset{I}{\mathop{K}}\,}_{2}}{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}};\text{ }\overset{II}{\mathop{Ba}}\,{{\overset{I}{\mathop{Cl}}\,}_{2}};\text{ }\overset{II}{\mathop{Cu}}\,{{\overset{II}{\mathop{SO}}\,}_{4}}\)

=> muối có kim loại có hóa trị II là: BaCl2 và CuSO4

 

Câu 15 :

Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là

 

  • A.

    cây nến cháy sáng chói. 

  • B.

    cây nến cháy bình thường.

     

  • C.

    cây nến bị tắt ngay. 

  • D.

    cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.

     

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh rồi đậy nút kín. Hiện tượng xảy ra tiếp theo là: cây nến cháy một lúc rồi tắt dần.

Vì trong lọ thủy tinh còn 1 ít không khí nên có thể duy trì sự cháy cho cây nến 1 thời gia, Khi hết oxi trong lọ, cây nến tắt.

 

Câu 16 :

Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt

  • A.

    Electron.

  • B.

    Electron, proton, nơtron.

  • C.

    Proton, nơtron.

  • D.

    Nơtron.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt electron, proton, nơtron.

Câu 17 :

Cho dãy các axit sau: HCl, HNO3, H2SO3, H2CO3, H3PO4, H3PO3, HNO2. Số axit có ít nguyên tử oxi là

 

  • A.

    2

  • B.

    3

  • C.

    4

  • D.

    5

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Các axit có ít nguyên tử oxi là: H2SO3, H3PO3, HNO2.

 

Câu 18 :

Cho những hiện tượng sau:

1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.

2) Mặt trời mọc, sương bắt đầu tan dần.

3) “Ma trơi” là ánh sáng xanh (ban đêm) do photphin (PH3) cháy trong không khí.

4) Giấy quỳ tím khi nhúng vào dung dịch axit bị đổi thành màu đỏ.

5) Khi đốt cháy than tổ ong (cũng như pháo) tỏa ra nhiều khí độc (CO2, SO2,…) gây ô nhiễm môi trường rất lớn.

Những hiện tượng vật lí là

  • A.

    1, 2.                

  • B.

    4, 5.    

  • C.

    2, 4.                

  • D.

    chỉ có 2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Những hiện tượng vật lí là

1) Cầu vồng xuất hiện sau cơn mưa.

2) Mặt trời mọc, sướng bắt đầu tan dần.

Câu 19 :

Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử nitơ. Tính nguyên tử khối và cho biết X thuộc nguyên tố nào?

  • A.

    Nguyên tố Silic, nguyên tử khối 30 đvC.       

  • B.

    Nguyên tố Nitơ, nguyên tử khối 14 đvC.

  • C.

    Nguyên tố Silic, nguyên tử khối 28 đvC.       

  • D.

    Nguyên tố Nitơ, nguyên tử khối 28 đvC.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Nguyên tử khối của nitơ là 14 đvC => nguyên tử khối của X là: 14.2 = 28 đvC

Dựa vào bảng nguyên tố => X

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử khối của nitơ là 14 đvC => nguyên tử khối của X là: 14.2 = 28 đvC

Dựa vào bảng nguyên tố => X là nguyên tố Silic (Si)

Câu 20 :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì?

  • A.

    CuSO4  do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.

  • B.

    Có 4 nguyên tử oxi trong phân tử.

  • C.

    Phân tử khối là 160 đvC.

  • D.

    Tất cả đáp án.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết công thức hóa học của hợp chất và cách tính phân tử khối

Lời giải chi tiết :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được:

- CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên => A đúng

- Có 4 nguyên tử oxi trog phân tử => B đúng

- Phân tử khối = 64 + 32 + 16.4 = 160 (đvC) => C đúng

Câu 21 :

Biết Cr hoá trị III và O hoá trị II. Công thức hoá học nào sau đây viết đúng?

  • A.

    Cr2O3 

  • B.

    CrO    

  • C.

    CrO2 

  • D.

    CrO3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Theo đầu bài: Cr hoá trị III và O hoá trị II, ta có: ${{\mathop {C{\text{r}}}\limits^{III}} _x}{{\mathop O\limits^{II}} _y}$

Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y

=> tỉ lệ $\dfrac{x}{y}$  => chọn x và y

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức cần tìm là CrxOy

Theo đầu bài: Cr hoá trị III và O hoá trị II, ta có: ${{\mathop {C{\text{r}}}\limits^{III}} _x}{{\mathop O\limits^{II}} _y}$

Theo quy tắc hóa trị: III . x = II . y

=> tỉ lệ $\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{3}$ => chọn x = 2 và y = 3

=> công thức hợp chất là: Cr2O3

Câu 22 :

Cho hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố Kali và Oxi trong đó K chiếm 82,98% về khối lượng. Biết phân tử khối là 94. Công thức hóa học của hợp chất trên là

  • A.

    KO.

  • B.

    K2O.

  • C.

    KO2.

  • D.

    K3O.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất là KxOy  

Bước 2: Dựa vào phần trăm khối lượng của K, lập phương trình (1) theo ẩn x và y

Bước 3: Từ phân tử khối của hợp chất => lập phương trình (2)

Bước 4: Từ (1) và (2) giải x và y => kết luận công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức hóa học cần tìm có dạng KxOy

K chiếm 82,98% về khối lượng =>  $\% {m_K} = \dfrac{{x.{M_K}}}{{x.{M_K} + y.{M_O}}}.100\% $

$ = > \dfrac{{39{\text{x}}}}{{39{\text{x}} + 16y}}.100\% = 82,98\% $

=> 39x = 0,8298.(39x + 16y)

=> 6,6378x = 13,2768y => x = 2y  (1)

Phân tử khối của hợp chất là 94 => ${M_{{K_x}{O_y}}} = 39{\text{x}} + 16y = 94$   (2)

Thay (1) vào (2), ta có: ${M_{{K_x}{O_y}}} = 39.2y + 16y = 94 \Rightarrow y = 1 \Rightarrow x = 2$

Vậy công thức hóa học của hợp chất là K2O

Câu 23 :

Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A.

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.

  • B.

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.

  • C.

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.

  • D.

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng vật lí.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Lời giải chi tiết :

Nến khi ở nhiệt độ cao chuyển từ thể rắng => lỏng => hơi, không sinh ra chất mới => hiện tượng vật lí

Hơi nến cháy trong không khí tạo thành 2 chất mới là khí cacbon đioxit và hơi nước => hiện tượng hóa học

Câu 24 :

Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là

  • A.

    12

  • B.

    10

  • C.

    20

  • D.

    25

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic 

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ: đá vôi → canxi oxit + khí cacbonic

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic 

=> mđá vôi = 5,6 + 4,4 = 10 gam

Câu 25 :

Chất nào sau đây nặng hơn không khí?

  • A.

    SO2.

  • B.

    H2.      

  • C.

    CH4.

  • D.

    N2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí

Lời giải chi tiết :

Không khí có M = 29 g/mol => chất nặng hơn không khí là chất có M > 29 g/mol

+) ${M_{S{O_2}}} = 32 + 16.2 = 64$ > 29 => khí SO2 nặng hơn không khí

+) ${M_{{H_2}}} = 2.1 = 2$ < 29 => khí H2 nhẹ hơn không khí

+) ${M_{C{H_4}}} = 12 + 1.4 = 16$ < 29 => khí CH4 nhẹ hơn không khí

+) ${M_{{N_2}}} = 2.14 = 28$ < 29 => khí N2 nhẹ hơn không khí

Câu 26 :

Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

  • A.

    21,6

  • B.

    16,2

  • C.

    18,0

  • D.

    27,0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) tính số mol O2

PTHH:              4Al  +  3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al2O3

Tỉ lệ theo PT:  4mol    3mol

                          ?mol    0,6mol

=> số mol Al phản ứng là: ${n_{Al}} = \dfrac{{0,6.4}}{3}$ => khối lượng Al

Lời giải chi tiết :

${n_{{O_2}}} = \dfrac{{19,2}}{{32}} = 0,6\,mol$

PTHH:              4Al  +  3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al2O3

Tỉ lệ theo PT:  4mol    3mol

                          ?mol    0,6mol

=> số mol Al phản ứng là: ${n_{Al}} = \dfrac{{0,6.4}}{3}$ $ = 0,8\,mol$

=> khối lượng Al phản ứng là: mAl = 0,8.27 = 21,6 gam

Câu 27 :

Dùng hết 5 kg than (chứa 90% cacbon và 10% tạp chất không cháy) để đun nấu. Biết oxi chiếm 1/5 thể tích không khí. Hỏi thể tích không khí (ở đktc) đã dùng là bao nhiêu lít?

 

  • A.

    40000 lít

  • B.

    42000 lít                  

  • C.

    42500 lít                   

  • D.

    45000 lít           

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ 5kg than chứa 90% cacbon => khối lượng C nguyên chất => Số mol C

+) Viết PTHH tính số mol O2 

+) Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => \({{V}_{kk}}=5.{{V}_{{{O}_{2}}}}\)

 

Lời giải chi tiết :

Trong 5kg than chứa 90% cacbon => mC nguyên chất = 5.90% = 4,5 kg = 4500 gam

=> Số mol C là: \({{n}_{C}}=\frac{4500}{12}=375\,mol\)

PTHH:       C      +      O2  $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Tỉ lệ PT:  1mol         1mol

P/ứng:     375mol → 375 mol

=> Thể tích khí oxi cần dùng là: \({{V}_{{{O}_{2}}}}=22,4.n=22,4.375=8400\) lít

Vì oxi chiếm 1/5 thể tích không khí => \({{V}_{kk}}=5.{{V}_{{{O}_{2}}}}=5.8400=42000\) lít

 

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là

 

  • A.

    8,96 lít 

  • B.

    4,8 lít 

  • C.

    0,896 lít      

  • D.

    0,48 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol C

+) Viết PTHH và tính số mol CO2 theo số mol C => thể tích

Lời giải chi tiết :

Số mol C là: ${{n}_{C}}=\dfrac{4,8}{12}=0,4\,mol$

PTHH:     C  + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Tỉ lệ PT:  1mol                 1mol

P/ứng:     0,4mol     →     0,4mol

=> Thể tích khí CO2 thu được là: ${{V}_{C{{O}_{2}}}}=0,4.22,4=8,96$ lít

Câu 29 :

Cho dung dịch NaOH 4M có D = 1,43 g/ml. Tính C% của dung dịch NaOH đã cho.

 

  • A.

    11,88% 

  • B.

    12,20% 

  • C.

    11,19%                   

  • D.

    11,79%

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Đổi đơn vị của D sang g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: \(C\%=\frac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%\)

 

Lời giải chi tiết :

+) Đổi D = 1,43 g/ml = 1430 g/lít

+) Áp dụng công thức chuyển từ nồng độ mol sang nồng độ phần trăm: \(C\%=\frac{{{C}_{M}}.M}{{{D}_{dd}}}.100\%\)

=> \(C\%=\frac{4.40}{1430}.100\%=11,19\%\)

 

Câu 30 :

Tính khối lượng dung dịch NaCl 10% cần trộn với 300 gam dung dịch NaCl 25% để thu được dung dịch NaCl 15%

 

  • A.

    600 gam. 

  • B.

    500 gam. 

  • C.

    200 gam.                             

  • D.

    100 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi khối lượng dung dịch (1) NaCl 10% cần lấy là m (gam)

+) Tính khối lượng NaCl trong dd (1) theo m

+) Tính khối lượng NaCl có trong 300 gam dd NaCl 25%

+) Tính tổng khối lượng NaCl: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2)

+) Tính khối lượng dd NaCl sau pha trộn là: mdd NaCl = mdd (1) + mdd (2)

 

 

Lời giải chi tiết :

Gọi khối lượng dung dịch (1) NaCl 10% cần lấy là m (gam)

=> khối lượng NaCl trong dd (1) là: mNaCl (1) = $\frac{m.10\%}{100\%}=0,1m$

Khối lượng NaCl có trong 300 gam dd NaCl 25% là: mNaCl (2) = $\frac{300.25\%}{100\%}=75$ (gam)

=> Tổng khối lượng NaCl là: mNaCl = mNaCl (1) + mNaCl (2) = 0,1m + 75 (gam)

Khối lượng dd NaCl sau pha trộn là: mdd NaCl = mdd (1) + mdd (2) = m + 300 (gam)

=> Nồng độ dung dịch thu được là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,1m+75}{m+300}.100\%=15\%$

=> m = 600 (gam)

 

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.