Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 11 - Đề số 4

Đề bài

Câu 1 :

Cấu hình e của nguyên tố X: 1s22s22p5 số hiệu nguyên tử của X là:

  • A.
    4                                     
  • B.
    8                                      
  • C.
    7                                      
  • D.
    9
Câu 2 :

Điện hóa trị của Ca trong phân tử CaCl2 là:

  • A.
    −2                                
  • B.
    2−                                   
  • C.
    +2                                     
  • D.
    2+
Câu 3 :

Trong các oxit sau oxit nào không có tính khử?

  • A.
     CO.
  • B.
     SO2.
  • C.
     FeO.
  • D.
     SO3.
Câu 4 :

Tính chất hóa học của lưu huỳnh:

  • A.
     Tính khử          
  • B.
      Trung tính
  • C.
     Tính oxi hóa và tính khử
  • D.
     Kim loại
Câu 5 :

Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách:

  • A.
     Nhiệt phân KClO3 có MnO2 xúc tác.
  • B.
     Điện phân nước.
  • C.
     Điện phân dung dịch NaOH.
  • D.
     Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.
Câu 6 :

Cho các ion sau : S2−,  K+, Ca2+, Cl-. Bán kính của các ion được sắp xếp đúng là:

  • A.
     S2−  > Cl−  > K+  > Ca2+                                                  
  • B.
      S2−  > Cl−  > Ca2+ > K+                                   
  • C.
      S2−  < Cl−  < K+  < Ca2+                                                 
  • D.
    S2−  < Cl−  < Ca2+ < K+
Câu 7 :

Cho các chất và ion sau:Cl2, F2 SO2, NaCl, H2, H2SO4, NO2, NaNO3. Dãy gồm các chất vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử là:

  • A.
    Cl2, F2, SO2, CO2, H2SO4                                            
  • B.
    Cl2, SO2, F2, NO2, NaCl                           
  • C.
    NaCl, NaNO3, H2SO4, Cl2                                           
  • D.
    CO2, SO2, NO2, F2
Câu 8 :

Cho phản ứng sau :

Trong phản ứng trên H2SO4 đóng vai trò gì?

  • A.
    Chất khử                        
  • B.
    Chất oxi hóa                   
  • C.
    Môi trường                        
  • D.
    Cả A và B
Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây là sai về tính chất của SO2:

  • A.
     SO2 làm mất màu cánh hoa hồng.
  • B.
     SO2 làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
  • C.
     SO2 làm quỳ tím tẩm ướt chuyển sang màu đỏ.
  • D.
     SO2 làm mất màu dung dịch nước brom.
Câu 10 :

Cho 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Muối tạo thành là:

  • A.
     Na2SO3
  • B.
     Na2SO4
  • C.
     Na2SO3 và NaHSO3
  • D.
      NaHSO3
Câu 11 :

Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

  • A.
     Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3.
  • B.
     Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2.
  • C.
     CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl.
  • D.
     Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.
Câu 12 :

Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí (đktc) và 3,12 gam kim loại. Công thức của muối là:

  • A.
    LiCl                            
  • B.
    KCl   
  • C.
    NaCl                              
  • D.
    RbCl
Câu 13 :

Nguyên tử khối trung bình của bo (B) bằng 10,8 u. Biết B gồm 2 đồng vị \({}_5^{10}B\)và \({}_5^{11}B\). Phần trăm số nguyên tử đồng vị \({}_5^{10}B\)có trong axit H3BO3 là:

  • A.
    3,98%                              
  • B.
    14,24%                           
  • C.
    3,98%                         
  • D.
    3,24%
Câu 14 :

Trong phản ứng: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + H2O + Cl2. Hệ số cân bằng lần lượt là

  • A.
    2,16,2,2,8,5                     
  • B.
    16,2,1,1,4,3  
  • C.
    1,8,1,1,4,2                        
  • D.
    2,16,1,1,4,5
Câu 15 :

Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X. Thêm NaOH dư vào dd X và đun sôi thì thu được 1,344 lít khí NH3. Giá trị của m là:

  • A.
    0,54                                    
  • B.
    1,62                             
  • C.
    10,08                                       
  • D.
    9,72
Câu 16 :

Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam kim loại M (hóa trị n) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3, 024 lít( đktc) khí SO2. Kim loại M là:

  • A.
    Be                           
  • B.
    Al                            
  • C.
    Mn                              
  • D.
    Ag
Câu 17 :

Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Vậy % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

  • A.
     26%, 54%, 20%
  • B.
     20%, 55%, 25%
  • C.
     19,6%, 50%, 30,4%
  • D.
     19,4%, 26,2%, 54,4%
Câu 18 :

Cho hỗn hợp Fe và FeS vào dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 là 9. Thành phần % số mol của Fe trong hỗn hợp trên là:

  • A.
     40.       
  • B.
     50.
  • C.
     45.
  • D.
     35.
Câu 19 :

Cho các thí nghiệm:

(a) Cho đường saccarozơ vào dung dịch H2SO4 đặc.

(b) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.

(d) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.

Số thí nghiệm sinh ra chất khí là

  • A.
     1.
  • B.
     2.
  • C.
     3.
  • D.
     4.
Câu 20 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,3 mol khí H2. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với axit H2SO4 dư, đun nóng thu được 11,2 lít khí SO2 (đktc). Biết các pbản ứng xảy ra hoàn toàn, SOlà sản phẩm khử duy nhất S+6. Giá trị m và khối lượng H2SO4 đã phản ứng lần lượt là

  • A.
     54 và 58,8 gam.
  • B.
     24 và 107,8 gam.
  • C.
     24 và 58,8 gam.
  • D.
     54 và 107,8 gam.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cấu hình e của nguyên tố X: 1s22s22p5 số hiệu nguyên tử của X là:

  • A.
    4                                     
  • B.
    8                                      
  • C.
    7                                      
  • D.
    9

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

X có 9 e nên số hiệu nguyên tử cũng là 9

Câu 2 :

Điện hóa trị của Ca trong phân tử CaCl2 là:

  • A.
    −2                                
  • B.
    2−                                   
  • C.
    +2                                     
  • D.
    2+

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Điện hóa trị của Ca trong CaCl2 là 2+

Câu 3 :

Trong các oxit sau oxit nào không có tính khử?

  • A.
     CO.
  • B.
     SO2.
  • C.
     FeO.
  • D.
     SO3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào số oxi hóa của các nguyên tố để dự đoán chất không có tính khử.

Lời giải chi tiết :

Trong SO3, nguyên tố S có số oxi hóa là +6 là số oxi hóa cao nhất của S, không thể tăng lên được nên SO3 không có tính khử.

Câu 4 :

Tính chất hóa học của lưu huỳnh:

  • A.
     Tính khử          
  • B.
      Trung tính
  • C.
     Tính oxi hóa và tính khử
  • D.
     Kim loại

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào trạng thái số oxi hóa của lưu huỳnh để suy ra tính chất hóa học đặc trưng.

Lời giải chi tiết :

Do ở dạng đơn chất, lưu huỳnh có số oxi hóa 0, là số oxi hóa trung gian.

Do đó tính chất hóa học của lưu huỳnh: Tính oxi hóa và tính khử.

Câu 5 :

Điều chế O2 trong phòng thí nghiệm bằng cách:

  • A.
     Nhiệt phân KClO3 có MnO2 xúc tác.
  • B.
     Điện phân nước.
  • C.
     Điện phân dung dịch NaOH.
  • D.
     Chưng cất phân đoạn không khí lỏng.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào nguyên tắc điều chế O2 trong phòng thí nghiệm: nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tắc điều chế O2 trong phòng thí nghiệm: nhiệt phân các hợp chất giàu oxi và kém bền với nhiệt.

Vậy để điều chế O2 trong phòng thí nghiệm người ta nhiệt phân KClO3 có MnO2 xúc tác.

PTHH xảy ra:

Câu 6 :

Cho các ion sau : S2−,  K+, Ca2+, Cl-. Bán kính của các ion được sắp xếp đúng là:

  • A.
     S2−  > Cl−  > K+  > Ca2+                                                  
  • B.
      S2−  > Cl−  > Ca2+ > K+                                   
  • C.
      S2−  < Cl−  < K+  < Ca2+                                                 
  • D.
    S2−  < Cl−  < Ca2+ < K+

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

S2−,  K+, Ca2+, Cl- bây giờ có cùng số e ở vỏ ngoài là 18e nên theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì bán kính giảm dần

Câu 7 :

Cho các chất và ion sau:Cl2, F2 SO2, NaCl, H2, H2SO4, NO2, NaNO3. Dãy gồm các chất vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử là:

  • A.
    Cl2, F2, SO2, CO2, H2SO4                                            
  • B.
    Cl2, SO2, F2, NO2, NaCl                           
  • C.
    NaCl, NaNO3, H2SO4, Cl2                                           
  • D.
    CO2, SO2, NO2, F2

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm các chất vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử là NaCl, NaNO3, H2SO4, Cl2   

Các dãy còn lại chứa F2 chỉ thể hiện tính oxi hóa

Câu 8 :

Cho phản ứng sau :

Trong phản ứng trên H2SO4 đóng vai trò gì?

  • A.
    Chất khử                        
  • B.
    Chất oxi hóa                   
  • C.
    Môi trường                        
  • D.
    Cả A và B

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Chất oxi hóa thì số oxi hóa bị giảm

- Chất khử thì số oxi hóa tăng

- Chất môi trường thì không bị thay đổi số oxi hóa

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng trên H2SO4 là chất môi trường vì không có sự thay đổi số oxi hóa

Câu 9 :

Nhận xét nào sau đây là sai về tính chất của SO2:

  • A.
     SO2 làm mất màu cánh hoa hồng.
  • B.
     SO2 làm dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng.
  • C.
     SO2 làm quỳ tím tẩm ướt chuyển sang màu đỏ.
  • D.
     SO2 làm mất màu dung dịch nước brom.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của SO2: là oxit axit, vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

Lời giải chi tiết :

Nhận xét B sai vì: SO2 + H2O ⇄ H2SO3

Dung dịch thu được có tính axit nên không làm phenolphtalein chuyển màu.

Câu 10 :

Cho 12,8 gam SO2 vào 250 ml dung dịch NaOH 1M. Muối tạo thành là:

  • A.
     Na2SO3
  • B.
     Na2SO4
  • C.
     Na2SO3 và NaHSO3
  • D.
      NaHSO3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tỉ lệ nNaOH/nSO2 để xác định muối tạo thành.

Lời giải chi tiết :

Ta có: nSO2 = 0,2 mol; nNaOH = 0,25 mol

Ta có: nNaOH/nSO2 = 1,25. Do đó SO2 tác dụng với NaOH theo 2 PTHH:

SO+ NaOH → NaHSO3

SO+ 2NaOH → Na2SO+ H2O

Vậy muối tạo thành là Na2SO3 và NaHSO3

Câu 11 :

Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?

  • A.
     Mg, ZnO, Ba(OH)2, CaCO3.
  • B.
     Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2.
  • C.
     CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl.
  • D.
     Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của H2SO4 loãng để lựa chọn dãy chất đúng.

Lời giải chi tiết :

- Dãy A: tất cả các chất trong dãy đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng.

PTHH:

Mg + H2SO4 → MgSO+ H2

ZnO + H2SO4 → ZnSO+ H2O

Ba(OH)+ H2SO4 → BaSO+ 2H2O

CaCO+ H2SO4 → CaSO+ CO+ H2O

- Dãy B: Cu không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Do đó loại B.

- Dãy C: NaCl không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Do đó loại C.

- Dãy D: BaSOkhông tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng. Do đó loại D.

Câu 12 :

Điện phân nóng chảy muối clorua kim loại kiềm, thu được 0,896 lít khí (đktc) và 3,12 gam kim loại. Công thức của muối là:

  • A.
    LiCl                            
  • B.
    KCl   
  • C.
    NaCl                              
  • D.
    RbCl

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Đặt công thức muối là MCl

tính theo phương trình hóa học rồi tìm nguyên tử khối của kim loại

Lời giải chi tiết :

Đặt CTHH của muối là MCl

Thì ta có            

Ta có số mol khí Cl2 là  0,04 mol

Suy ra số mol kim loại là 0,08 mol

Vì thế M = 3,12:0,08 =39 (K)

Câu 13 :

Nguyên tử khối trung bình của bo (B) bằng 10,8 u. Biết B gồm 2 đồng vị \({}_5^{10}B\)và \({}_5^{11}B\). Phần trăm số nguyên tử đồng vị \({}_5^{10}B\)có trong axit H3BO3 là:

  • A.
    3,98%                              
  • B.
    14,24%                           
  • C.
    3,98%                         
  • D.
    3,24%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Áp dụng ct tính nguyên tử khối trung bình

Đặt số nguyên tử \({}_5^{10}B\)trong 100 nguyên tử B là x. Giải phương trình PTK trung bình theo x để tìm x

Lời giải chi tiết :

Đặt số nguyên tử \({}_5^{10}B\)trong 100 nguyên tử B là x. thì có 100-x \({}_5^{11}B\)

\(\overline {{M_B}}  = \frac{{10{\rm{x}} + 11(100 - x)}}{{100}} = 10,8 \Rightarrow x = 20\)suy ra có 80 \({}_5^{11}B\) trong 100 nguyên tử B

Phần trăm số nguyên tử đồng vị \({}_5^{10}B\)có trong axit H3BO3 \(\% {}_5^{10}B = \frac{{20.10}}{{100(3 + 10,8 + 16.3)}}.100\%  = 3,24\% \)

Câu 14 :

Trong phản ứng: KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + H2O + Cl2. Hệ số cân bằng lần lượt là

  • A.
    2,16,2,2,8,5                     
  • B.
    16,2,1,1,4,3  
  • C.
    1,8,1,1,4,2                        
  • D.
    2,16,1,1,4,5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Thăng bằng e

Lời giải chi tiết :

             2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 8H2O + 5Cl2

Hệ số cân bằng lần lượt là 2,16,2,2,8,5

Câu 15 :

Hòa tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 1,344 lít khí N2 (đktc) và dung dịch X. Thêm NaOH dư vào dd X và đun sôi thì thu được 1,344 lít khí NH3. Giá trị của m là:

  • A.
    0,54                                    
  • B.
    1,62                             
  • C.
    10,08                                       
  • D.
    9,72

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn electron

Lời giải chi tiết :

Vì khi cho NaOH vào dd X thì tạo ra khí NH3 nên pư tạo muối NH4NO3

                 Al → Al+3 + 3e                                    2N+5 +10e→ N2                     N+5 + 8e→ N-3

Số mol khí N2 là 0,06 mol

Số mol khí NH3 là 0,06 mol

Ta có NH4NO3 + NaOH → NaNO3 + NH3 +H2O

Số mol NH4NO3 là 0,06 mol

Áp dụng đinh luật bảo toàn e thì 3nAl = 10.0,06 + 8.0,06 nên nAl=0,36 mol

Khối lượng của Al là 0,36 .27=9,72 g

Câu 16 :

Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam kim loại M (hóa trị n) vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 3, 024 lít( đktc) khí SO2. Kim loại M là:

  • A.
    Be                           
  • B.
    Al                            
  • C.
    Mn                              
  • D.
    Ag

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bảo toàn e để tìm liên hệ giữa M và n. Kim loại chỉ cho hóa trị 1,2,3

Biện luận tìm M

Lời giải chi tiết :

Ta có  M → M+n + n e

        S +6 + 2 e → S+4

Số mol SO2 là  0,135 mol

Theo định luật bảo toàn e ta có

\(\begin{array}{l}n.\frac{{2,43}}{M} = 0,135.2 \Rightarrow M = 9n\\\end{array}\)

Vì n là hóa trị của kim loại nên n =1,2,3

Thỏa mãn n=3 và M =27 (Al)

Câu 17 :

Cho 10,3 gam hỗn hợp Cu, Al, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 5,6 lít khí (đktc) và 2 gam chất rắn không tan. Vậy % theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là:

  • A.
     26%, 54%, 20%
  • B.
     20%, 55%, 25%
  • C.
     19,6%, 50%, 30,4%
  • D.
     19,4%, 26,2%, 54,4%

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Chất rắn không tan là Cu. Lập hệ phương trình tìm số mol Al, Fe trong hỗn hợp.

Từ đó tính được% theo khối lượng của từng chất trong hỗn hợp ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Chất rắn không tan là Cu. Vậy mCu = 2 gam

Đặt nAl = x mol; nFe = y mol ta có 27x + 56y = 10,3-2 = 8,3 gam

Fe + 2HCl → FeCl+ H2

Al + 3HCl → AlCl+ 3/2 H2

Ta có nH2 = 1,5x + y = 0,25 mol

Giải hệ có x = 0,1 và y = 0,1

Ta có mAl = 2,7 gam và mFe = 5,6 gam

Từ đó tính được  %mCu = 19,4%; %mAl = 26,2 % và %mFe = 54,4%;

Câu 18 :

Cho hỗn hợp Fe và FeS vào dung dịch HCl (dư) thu được 2,24 lít hỗn hợp khí (ở đktc) có tỉ khối so với H2 là 9. Thành phần % số mol của Fe trong hỗn hợp trên là:

  • A.
     40.       
  • B.
     50.
  • C.
     45.
  • D.
     35.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết phương trình hóa học, tính số mol H2 và H2S để suy ra số mol Fe và số mol FeS ban đầu. Từ đó tính được% số mol của Fe trong hỗn hợp trên.

Lời giải chi tiết :

Fe + 2HCl → FeCl+ H2

FeS + 2HCl → FeCl+ H2S↑

Đặt nH2 = x mol; nH2S = y mol

Ta có: nkhí = x + y = 0,1 mol; mkhí = 2x + 34y = 0,1.9.2 = 1,8 gam

Giải hệ có x = 0,05 và y = 0,05

Suy ra nFe = 0,05, nFeS = 0,05 mol.

Vậy %nFe = 50%.

Câu 19 :

Cho các thí nghiệm:

(a) Cho đường saccarozơ vào dung dịch H2SO4 đặc.

(b) Cho FeO vào dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Cho hỗn hợp CuO và Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 đặc nguội.

(d) Cho Cu vào dung dịch H2SO4 đặc nóng.

Số thí nghiệm sinh ra chất khí là

  • A.
     1.
  • B.
     2.
  • C.
     3.
  • D.
     4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại tính chất hóa học của H2SO4 đặc.

Lời giải chi tiết :

(a) C12H22O11 \(\mathop  \to \limits^{{t^o}} \) 12C + 11H2O

     C + 2H2SO4 \(\mathop  \to \limits^{{t^o}} \) CO2 ↑ + 2SO2 ↑ + 2H2O

(b) FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

(c) CuO + H2SO4 đặc, nguội → CuSO4 + H2O

     Fe2O3 + 3H2SO4 đặc, nguội → Fe2(SO4)3 + 3H2O

(d) Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 ↑ + 2H2O

Vậy có tất cả 2 trường hợp sinh ra chất khí là (a), (d).

Câu 20 :

Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe và FeO tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,3 mol khí H2. Nếu cho m gam hỗn hợp X trên tác dụng với axit H2SO4 dư, đun nóng thu được 11,2 lít khí SO2 (đktc). Biết các pbản ứng xảy ra hoàn toàn, SOlà sản phẩm khử duy nhất S+6. Giá trị m và khối lượng H2SO4 đã phản ứng lần lượt là

  • A.
     54 và 58,8 gam.
  • B.
     24 và 107,8 gam.
  • C.
     24 và 58,8 gam.
  • D.
     54 và 107,8 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Từ số mol H2 ⟹ số mol Fe.

Từ số mol SO2 áp dụng định luật bảo toàn e ⟹ số mol FeO ⟹ giá trị m.

Bảo toàn nguyên tố S ⟹ số mol H2SO4 ⟹ khối lượng H2SO4.

Lời giải chi tiết :

- Khi cho hỗn hợp tác dụng HCl thì chỉ có Fe tạo khí H2

⟹ nFe = nH2 = 0,3 (mol)

- Khi cho H2SO4 đặc vào (Fe, FeO) thu được khí SO2.

Áp dụng định luật bảo toàn e

⟹ 3.nFe + 1.nFeO = 2.nSO2

⟹ 3.0,3 + nFeO = 2.0,5

⟹ nFeO = 0,1 mol

⟹ m = mFe + mFeO = 0,3.56 + 0,1.72 = 24 (gam)

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố Fe ta được:

nFe2(SO4)3 = ½.(nFe + nFeO) = ½.(0,3 + 0,1) = 0,2 mol

Áp dụng định luật bảo toàn nguyên tố S ta được:

nH2SO4 = 3nFe2(SO4)3 + nSO2 = 3.0,2 + 0,5 = 1,1 mol

⟹ mH2SO4 = 1,1.98 = 107,8 (gam).

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.