Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 11 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với bột lưu huỳnh?

  • A.

    Fe

  • B.

    Hg

  • C.

    Cr

  • D.

    Cu

Câu 2 :

Khi mở vòi nước máy sẽ có mùi lạ hơi hắc. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do

  • A.

    clo độc nên có tính sát trùng.

  • B.

    clo có tính oxi hóa mạnh.

  • C.

    có HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.

  • D.

    nguyên nhân khác.

Câu 3 :

Fe tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo ra hợp chất sắt (II) ?

  • A.

    S.        

  • B.

    Cl2.     

  • C.

    dung dịch HNO3.       

  • D.

    O2.

Câu 4 :

Nước Gia-ven là hỗn hợp muối:

  • A.

    NaCl và KClO.          

  • B.

    NaCl và NaClO.

  • C.

    NaCl và NaHCO3.     

  • D.

    NaHCO3 và NaClO.

Câu 5 :

Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc và đun nóng, người ta thu được một hỗn hợp khí A. Hỗn hợp khí A gồm

  • A.

    H2S và CO2.

  • B.

    H2S và SO2.

  • C.

    SO2 và CO2.

  • D.

    CO và CO2.

Câu 6 :

Cho các sơ đồ phản ứng sau: (1) MnO2 + HCl → khí X;  (2) FeS + HCl → khí Y;  (3) Na2SO3 + HCl → khí Z;  (4) NH4HCO3 + NaOH (dư) → khí G. Những khí sinh ra tác dụng được với NaOH là

  • A.

    Y, Z, G.          

  • B.

    X, Y, G.

  • C.

    X, Z, G.

  • D.

    X, Y, Z.

Câu 7 :

Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron:

  • A.
    \({}_{19}^{39}K\)
  • B.
    \({}_{17}^{37}Cl\)
  • C.
    \({}_{18}^{40}Ar\)
  • D.
    \({}_{19}^{40}K\)
Câu 8 :

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

  • A.

    Oxi nặng hơn không khí.

  • B.

    Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • C.

    Oxi lỏng không màu.

  • D.

    Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

Câu 9 :

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng sau:

CaCO3 (r) + 2HCl(dd) → CaCl2 + H2O + CO2

  • A.

    Nhiệt độ.

  • B.

    Chất xúc tác.

  • C.

    Áp suất.

  • D.

    Diện tích tiếp xúc.

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch  tác dụng được với chất nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa khử:

  • A.
    Cu   
  • B.
    NaOH     
  • C.
    Cl2       
  • D.
    KMnO4
Câu 11 :

Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg vào dung dịch HCl 0,4M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng là (Mg=24)

  • A.
    125ml
  • B.
    500ml
  • C.
    200ml
  • D.
    250ml
Câu 12 :

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau ?

  • A.
    Chất oxi hóa là chất nhường electron.
  • B.
    Quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.
  • C.
    Chất khử là chất nhận electron.           
  • D.
    Quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa.
Câu 13 :

Tốc độ phản ứng là

  • A.

    độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

  • B.

    độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

  • C.

    độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

  • D.

    độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Câu 14 :

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

  • A.

    Zn, Al.

  • B.

    Al, Fe.

  • C.

    Zn, Fe.

  • D.

    Cu, Fe.

Câu 15 :

Nguyên tử cacbon 12 gồm có

  • A.

    Hạt nhân có 6 hạt và vỏ nguyên tử có 6 electron.

  • B.

    Hạt nhân có 6 proton và 6 nơtron và vỏ nguyên tử có 6 electron.

  • C.

    Hạt nhân có 6 proton và lớp vỏ nguyên tử có 6 electron.

  • D.

    Hạt nhân có 6 nơtron và lớp vỏ nguyên tử có 6 electron.

Câu 16 :

Khí hiđro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây?

  • A.

    H2SO4 loãng.                       

  • B.

    H2SO4 đặc.

  • C.

    NaOH.

  • D.

    H2O.

Câu 17 :

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là

  • A.

    NaOH.

  • B.

    Ba(OH)2.        

  • C.

    AgNO3.          

  • D.

    Ba(NO3)2.

Câu 18 :

Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2HI (k) (∆H > 0)

Cân bằng không bị chuyển dịch khi:

  • A.

    giảm nồng độ HI.       

  • B.

    tăng nồng độ H2.

  • C.

    tăng nhiệt độ của hệ.

  • D.

    giảm áp suất chung của hệ.

Câu 19 :

Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?

  • A.
    4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O          
  • B.
    2HCl + Mg → MgCl2 + H2
  • C.
    HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3        
  • D.
    8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O
Câu 20 :

Ion nào là ion đơn nguyên tử?

  • A.
    NH4+
  • B.
    NO3-
  • C.
    Cl-
  • D.
    OH-
Câu 21 :

Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo là gì?

  • A.

    Tính oxi hóa mạnh.

  • B.

    Tính khử mạnh.

  • C.

    Tính oxi hóa và tính khử.       

  • D.

    Tính oxi hóa trung bình.

Câu 22 :

Nhóm nguyên tố là

  • A.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.

  • B.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học  giống nhau và được xếp thành một cột.

  • C.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

  • D.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Câu 23 :

Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion: 

  • A.
    Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion. 
  • B.
    Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
  • C.
    Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. 
  • D.
    Ion là phần tử mang điện. 
Câu 24 :

Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 7,8 gam Crom

  • A.
    3,36 lít. 
  • B.
    10,08 lít. 
  • C.
    2,24 lít. 
  • D.
    5,04 lít.
Câu 25 :

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng:

  • A.

    số khối                                                                  

  • B.

    điện tích hạt nhân             

  • C.

    số nơtron                                                               

  • D.

    tổng số proton và notron  

Câu 26 :

Cho phản ứng: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O. Khẳng định nào đúng:

  • A.

    Clo chỉ đóng vai trò là chất khử.

  • B.

    Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.

  • C.

    Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.

  • D.

    Ca đóng vai trò chất khử, clo đóng vai trò chất oxi hóa.

Câu 27 :

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị “cạn nước”. Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy chất nào sau đây?

  • A.

    nước cất.

  • B.

    nước mưa.      

  • C.

    dung dịch H2SO­4 loãng.

  • D.

    nước muối loãng.

Câu 28 :

Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị, nhiều hóa trị. Lưu huỳnh, trong dạng gốc của nó là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, nó có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Nó là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và được tìm thấy trong hai axít amin.  Sử dụng thương mại của nó chủ yếu  trong  các  phân  bón nhưng  cũng  được  dùng  rộng  rãi  trong thuốc  súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm. Trong phản ứng hóa học, 1 nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2–) bằng cách :

  • A.
    nhường đi hai electron.            
  • B.
    nhận thêm hai electron.
  • C.
    nhường đi một electron.
  • D.
    nhận thêm một electron.
Câu 29 :

Cho phản ứng: 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O. Hệ số tỉ lượng đúng ứng với chất oxi hoá và chất khử là:

  • A.

    5 và 3

  • B.

    5 và 2

  • C.

    2 và 5 

  • D.

    2 và 3

Câu 30 :

Đồng vị nào của X có tỉ lệ giữa số hạt proton và số hạt nơtron là 7/8:

  • A.
    58X
  • B.
    60X
  • C.
    61X
  • D.
    62X
Câu 31 :

Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử ?

  • A.
    HNO3  +  NaOH  → NaNO3 +  H2O     
  • B.
    N2O5 + H2O → 2HNO3
  • C.
    2HNO3  +   3H2S  → 3S  +  2NO + 4H2O         
  • D.
    2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O
Câu 32 :

Cho phản ứng hóa học sau : 2H2O2 (l) $\xrightarrow{{Mn{O_2}}}$  2H2O(l) + O2 (k). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên ?

  • A.

    Áp suất.

  • B.

    Nồng độ H2O2.

  • C.

    Chất xúc tác.

  • D.

    Nhiệt độ.

Câu 33 :

Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch KMnO4 thu được dung dịch không màu có pH = 1,0. Thể tích dung dịch KMnO4

  • A.

    0,5 lít.

  • B.

    0,1 lít.

  • C.

    1,0 lít. 

  • D.

    2,0 lít.

Câu 34 :

Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?

  • A.

    N2.      

  • B.

    O2.      

  • C.

    O3.

  • D.

    CO2.

Câu 35 :

Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gia thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2(đktc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl và HCl dư.Số mol HCl phản ứng là

  • A.
    1,9.      
  • B.
    2,4. 
  • C.
    2,1.      
  • D.
    1,8.
Câu 36 :

Để loại khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua

  • A.

    dung dịch NH3.        

  • B.

    dung dịch NaOH.

  • C.

    nước.

  • D.

    dung dịch H2SO4 đặc.

Câu 37 :

Trong tự nhiên, bạc có 2 đồng vị là 109Ag (chiếm 44%) và AAg. Biết khối lượng nguyên tử trung bình của Ag là 107,88. Số khối A của đồng vị thứ 2 là:

  • A.
    105      
  • B.
    106
  • C.
    107
  • D.
    108
Câu 38 :

Cho phương trình phản ứng a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO + e H2O

Tỉ lệ b : c là

  • A.

    4 : 1                           

  • B.

    3 : 8             

  • C.

     2 : 5                                

  • D.

    1 :4

Câu 39 :

Cho các chất và ion sau: Zn, S, FeO, ZnO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

  • A.

    5.

  • B.

    6.

  • C.

    7.

  • D.

    8.

Câu 40 :

Hòa tan hoàn toàn 7,30 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y (MX < MY) thuộc hai chu kì liên tiếp vào 200 gam nước thu được dung dịch Z và 7,84 lít khí hidro (đktc). Nồng độ phần trăm của YOH trong dung dịch Z là

  • A.
    2,904%. 
  • B.
    6,389%.           
  • C.
    2,894%. 
  • D.
    1,670%.
Câu 41 :

Nung nóng m gam kali clorat đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm so với m là:

  • A.

    13,06%.

  • B.

    26,12%.          

  • C.

    39,18%.          

  • D.

    52,24%.

Câu 42 :

Cho các cân bằng hóa học:

N2 (k) + 3H2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2NH3 (k)     (1)

H2 (k) + I2 (k)  $\overset {} \leftrightarrows $ 2HI (k)             (2)

2SO2 (k) + O2 (k)  $\overset {} \leftrightarrows $ 2SO3 (k)    (3)

2NO2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ N2O4 (k)                (4)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học nào bị chuyển dịch?

  • A.

    (1), (2), (3).     

  • B.

    (1), (2), (4).     

  • C.

    (1), (3), (4).     

  • D.

    (2), (3), (4).

Câu 43 :

Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M . Giá trị của V là

  • A.

    10.

  • B.

    40.

  • C.

    20.

  • D.

    30.

Câu 44 :

Người ta điều chế H2SO4 từ FeS2 theo sơ đồ sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4. Để điều chế được 2 mol H2SO4 từ FeS2 thì số mol FeS2 cần dùng là

  • A.

    1 mol.

  • B.

    2 mol.

  • C.

    3 mol.

  • D.

    4 mol.

Câu 45 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa;

(b) Axit flohiđric là axit yếu;

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng;

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7;

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    5

Câu 46 :

Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ (Z = 19) là:

  • A.

    4s1

  • B.

    4s2

  • C.

    4s24p6.                    

  • D.

    3s23p6.

Câu 47 :

Hòa tan hoàn toàn 2,975 gam hỗn hợp Zn, Al bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,904 lít SO2 và 0,16 gam S. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là

  • A.

    54,62%.          

  • B.

    45,38%.

  • C.

    24,58%.

  • D.

    35,24%.

Câu 48 :

Chất nào sau đây khi lấy cùng số mol và cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được lượng khí nhiều nhất ?

  • A.

    FeS.

  • B.

    FeSO4.

  • C.

    Fe(OH)2.

  • D.

    Fe.

Câu 49 :

Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

  • A.

    32,65%.

  • B.

    35,95%.

  • C.

    37,86%.

  • D.

    23,97%.

Câu 50 :

Trong tự nhiên, nguyên tố Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl có phần trăm số lượng tương ứng là 75% và 25%. Nguyên tố Cu có 2 đồng vị trong đó 63Cu chiếm 73% số lượng. Biết Cu và Cl tạo được hợp chất CuCl2 trong đó Cu chiếm 47,228% khối lượng. Đồng vị còn lại của Cu là

  • A.

    62Cu.

  • B.

    64Cu.

  • C.

    65Cu.

  • D.

    66Cu.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây phản ứng với bột lưu huỳnh?

  • A.

    Fe

  • B.

    Hg

  • C.

    Cr

  • D.

    Cu

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hg là kim loại duy nhất phản ứng với S ở nhiệt độ thường

Hg + S → HgS

Câu 2 :

Khi mở vòi nước máy sẽ có mùi lạ hơi hắc. Đó là do nước máy còn lưu giữ vết tích của chất sát trùng. Đó chính là clo và người ta giải thích khả năng diệt khuẩn của clo là do

  • A.

    clo độc nên có tính sát trùng.

  • B.

    clo có tính oxi hóa mạnh.

  • C.

    có HClO chất này có tính oxi hóa mạnh.

  • D.

    nguyên nhân khác.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cl2 có phản ứng thuận nghịch với nước: H2O + Cl2 $\overset {} \leftrightarrows $ HCl + HClO 

HClO là chất oxi hóa mạnh có tác dụng sát trùng nước.

Câu 3 :

Fe tác dụng với lượng dư chất nào sau đây tạo ra hợp chất sắt (II) ?

  • A.

    S.        

  • B.

    Cl2.     

  • C.

    dung dịch HNO3.       

  • D.

    O2.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Fe tác dụng với S dư tạo hợp chất sắt (II)

$\mathop S\limits^0 {\text{ }} + {\text{ }}\mathop {Fe}\limits^0 \xrightarrow{{{t^o}}}F{\text{e}}\mathop S\limits^{ - 2} $

Câu 4 :

Nước Gia-ven là hỗn hợp muối:

  • A.

    NaCl và KClO.          

  • B.

    NaCl và NaClO.

  • C.

    NaCl và NaHCO3.     

  • D.

    NaHCO3 và NaClO.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nước Gia-ven là hỗn hợp muối: NaCl và NaClO.

Câu 5 :

Cho hỗn hợp FeS và FeCO3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đậm đặc và đun nóng, người ta thu được một hỗn hợp khí A. Hỗn hợp khí A gồm

  • A.

    H2S và CO2.

  • B.

    H2S và SO2.

  • C.

    SO2 và CO2.

  • D.

    CO và CO2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

H2SO4 đặc tác dụng với hợp chất có tính khử thường sinh ra khí SO2 

Lời giải chi tiết :

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

2FeCO3 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2CO2 + 4H2O

=> hỗn hợp A gồm SO2 và CO2

Câu 6 :

Cho các sơ đồ phản ứng sau: (1) MnO2 + HCl → khí X;  (2) FeS + HCl → khí Y;  (3) Na2SO3 + HCl → khí Z;  (4) NH4HCO3 + NaOH (dư) → khí G. Những khí sinh ra tác dụng được với NaOH là

  • A.

    Y, Z, G.          

  • B.

    X, Y, G.

  • C.

    X, Z, G.

  • D.

    X, Y, Z.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Cần nắm được tính chất hóa học của các chất khí

Lời giải chi tiết :

(1) MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 (X) + 2H2O

(2) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S (Y)

(3) Na2SO3 + 2HCl → 2NaCl + SO2 (Z) + H2O

(4) NH4HCO3 + 2NaOH (dư) → Na2CO3 + NH3 (G) + 2H2O

=> những khí tác dụng được với NaOH là: Cl2 (X), H2S (Y), SO2 (Z)

Câu 7 :

Nguyên tử nào trong các nguyên tử sau đây chứa đồng thời 20 nơtron, 19 proton và 19 electron:

  • A.
    \({}_{19}^{39}K\)
  • B.
    \({}_{17}^{37}Cl\)
  • C.
    \({}_{18}^{40}Ar\)
  • D.
    \({}_{19}^{40}K\)

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Z = số p = số e;

A = Z + N

Kí hiệu hóa học có dạng:\({}_Z^AX\)

Lời giải chi tiết :

Z = số p = số e = 19;                                       A = Z + N = 19 + 20 = 39

Kí hiệu hóa học của nguyên tử đó là: \({}_{19}^{39}K\)

Câu 8 :

Trong các câu sau đây, câu nào sai ?

  • A.

    Oxi nặng hơn không khí.

  • B.

    Oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị.

  • C.

    Oxi lỏng không màu.

  • D.

    Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Câu sai là: Oxi lỏng không màu.

Oxi lỏng là chất có màu xanh nhạt

Câu 9 :

Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng sau:

CaCO3 (r) + 2HCl(dd) → CaCl2 + H2O + CO2

  • A.

    Nhiệt độ.

  • B.

    Chất xúc tác.

  • C.

    Áp suất.

  • D.

    Diện tích tiếp xúc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng:

+ Nhiệt độ: nếu nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng.

+ Chất xúc tác: nếu thêm chất xúc tác thì khí CO2 thoát ra nhanh hơn => Tốc độ phản ứng tăng.

+ Diện tích tiếp xúc: CaCO3 ở dạng hạt nhỏ phản ứng xảy ra nhanh hơn CaCO3 ở dạng khối => Khi tăng diện tích tiếp xúc thì tốc độ phản ứng tăng.

+ Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng trên vì phản ứng trên không có chất khí tham gia phản ứng.

Câu 10 :

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X. Dung dịch  tác dụng được với chất nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa khử:

  • A.
    Cu   
  • B.
    NaOH     
  • C.
    Cl2       
  • D.
    KMnO4

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Định nghĩa phản ứng oxi hóa – khử: Phản ứng oxi hóa khử xảy ra khi có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O

Dung dịch X gồm Fe2+, Fe3+, H+, SO42-.

Phản ứng oxi hóa - khử là phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố.

Khi NaOH phản ứng với Fe2+, Fe3+ và H+ đều là phản ứng trao đổi (không có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố)

Câu 11 :

Hòa tan hoàn toàn 2,4g Mg vào dung dịch HCl 0,4M. Thể tích dung dịch HCl tối thiểu cần dùng là (Mg=24)

  • A.
    125ml
  • B.
    500ml
  • C.
    200ml
  • D.
    250ml

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Viết và tính theo PTHH.

Lời giải chi tiết :

nMg = 2,4 : 24 = 0,1 mol

PTHH: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2

             0,1 → 0,2 mol

=> nHCl = 0,2 mol => V dd = n : CM = 0,2 : 0,4 = 0,5 (lít) = 500 ml

Câu 12 :

Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau ?

  • A.
    Chất oxi hóa là chất nhường electron.
  • B.
    Quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.
  • C.
    Chất khử là chất nhận electron.           
  • D.
    Quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

- Ghi nhớ câu “khử cho – o nhận”

+ Chất khử là chất cho e (bị oxi hóa)

+ Chất oxi hóa là chất nhận e (bị khử)

- Quá trình cho e là quá trình oxi hóa, quá trình nhận e là quá trình khử.

Lời giải chi tiết :

Phát biểu đúng là “quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa.”

Câu 13 :

Tốc độ phản ứng là

  • A.

    độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

  • B.

    độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

  • C.

    độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.

  • D.

    độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. 

Câu 14 :

Cặp kim loại nào dưới đây thụ động trong H2SO4 đặc, nguội ?

  • A.

    Zn, Al.

  • B.

    Al, Fe.

  • C.

    Zn, Fe.

  • D.

    Cu, Fe.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Cặp kim loại thụ động trong H2SO4 đặc, nguội là Al và Fe

Câu 15 :

Nguyên tử cacbon 12 gồm có

  • A.

    Hạt nhân có 6 hạt và vỏ nguyên tử có 6 electron.

  • B.

    Hạt nhân có 6 proton và 6 nơtron và vỏ nguyên tử có 6 electron.

  • C.

    Hạt nhân có 6 proton và lớp vỏ nguyên tử có 6 electron.

  • D.

    Hạt nhân có 6 nơtron và lớp vỏ nguyên tử có 6 electron.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết nguyên tố hóa học – đồng vị

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử cacbon 12 gồm có : hạt nhân có 6 proton và 6 nơtron và vỏ nguyên tử có 6 electron.

Câu 16 :

Khí hiđro clorua có thể được điều chế bằng cách cho muối ăn (NaCl rắn) tác dụng với chất nào sau đây?

  • A.

    H2SO4 loãng.                       

  • B.

    H2SO4 đặc.

  • C.

    NaOH.

  • D.

    H2O.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

NaCl rắn + H2SO4 đặc $\xrightarrow{{{t^o}}}$ NaHSO4 + HCl

Câu 17 :

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là

  • A.

    NaOH.

  • B.

    Ba(OH)2.        

  • C.

    AgNO3.          

  • D.

    Ba(NO3)2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết hợp chất không có oxi của halogen

Lời giải chi tiết :

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là AgNO3.

Vì AgNO3 tạo kết tủa với các halogen (trừ F)

Câu 18 :

Cho cân bằng hóa học: H2 (k) + I2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2HI (k) (∆H > 0)

Cân bằng không bị chuyển dịch khi:

  • A.

    giảm nồng độ HI.       

  • B.

    tăng nồng độ H2.

  • C.

    tăng nhiệt độ của hệ.

  • D.

    giảm áp suất chung của hệ.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

- Giảm nồng độ HI: làm cân bằng chuyển dịch sang chiều tăng nồng độ của HI (chiều thuận).

- Tăng nồng độ H2: làm cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nồng độ của H2 (chiều thuận).

- Tăng nhiệt độ của hệ: cân bằng chuyển dịch theo chiều giảm nhiệt độ của hệ (chiều thuận – chiều phản ứng thu nhiệt).

- Giảm áp suất chung của hệ: cân bằng phản ứng không bị chuyển dịch vì tổng số mol khí hai vế bằng nhau.

=> Cân bằng không bị chuyển dịch khi giảm áp suất chung của hệ.

Câu 19 :

Trong phản ứng nào dưới đây HCl thể hiện tính oxi hoá?

  • A.
    4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O          
  • B.
    2HCl + Mg → MgCl2 + H2
  • C.
    HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3        
  • D.
    8HCl + Fe3O4 → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H2O

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Chất oxi hóa là chất nhận electron.

Lời giải chi tiết :

Ở phản ứng: HCl + Mg → MgCl2 + H2 ta thấy HCl nhận e nên là chất oxi hóa:

2H+ + 2e → H2

Câu 20 :

Ion nào là ion đơn nguyên tử?

  • A.
    NH4+
  • B.
    NO3-
  • C.
    Cl-
  • D.
    OH-

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Ion đơn nguyên tử là ion được cấu tạo từ 1 nguyên tử.

Lời giải chi tiết :

Cl- là ion đơn nguyên tử.

Câu 21 :

Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo là gì?

  • A.

    Tính oxi hóa mạnh.

  • B.

    Tính khử mạnh.

  • C.

    Tính oxi hóa và tính khử.       

  • D.

    Tính oxi hóa trung bình.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố clo là tính oxi hóa mạnh.

Câu 22 :

Nhóm nguyên tố là

  • A.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.

  • B.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó có tính chất hoá học  giống nhau và được xếp thành một cột.

  • C.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

  • D.

    tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hoá học giống nhau và được xếp cùng một cột.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nhóm nguyên tố là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hoá học gần giống nhau và được xếp thành một cột.

Câu 23 :

Chỉ ra nội dung sai khi nói về ion: 

  • A.
    Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion. 
  • B.
    Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron.
  • C.
    Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. 
  • D.
    Ion là phần tử mang điện. 

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

A sai vì ion âm được gọi là anion còn ion dương được gọi là cation.

Câu 24 :

Thể tích khí Cl2 (đktc) cần dùng để phản ứng hết với 7,8 gam Crom

  • A.
    3,36 lít. 
  • B.
    10,08 lít. 
  • C.
    2,24 lít. 
  • D.
    5,04 lít.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: 2Cr   +  3Cl\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2CrCl3

Lời giải chi tiết :

nCr = 7,8 : 52 = 0,15 (mol)

PTHH: 2Cr   +  3Cl\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) 2CrCl3

            0,15 → 0,225                            (mol)

=> VCl2 = 0,225.22,4 = 5,04 (l)

Câu 25 :

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng:

  • A.

    số khối                                                                  

  • B.

    điện tích hạt nhân             

  • C.

    số nơtron                                                               

  • D.

    tổng số proton và notron  

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

Câu 26 :

Cho phản ứng: Cl2 + Ca(OH)2 → CaOCl2 + H2O. Khẳng định nào đúng:

  • A.

    Clo chỉ đóng vai trò là chất khử.

  • B.

    Clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử.

  • C.

    Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.

  • D.

    Ca đóng vai trò chất khử, clo đóng vai trò chất oxi hóa.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

$\mathop {Cl}\limits^0$$_2$ tạo thành $\mathop {Cl}\limits^{ - 1} $ và $\mathop {Cl}\limits^{ + 1} $ => clo vừa đóng vai trò chất oxi hóa, vừa đóng vai trò chất khử

Câu 27 :

Trong acquy chì chứa dung dịch axit sunfuric. Khi sử dụng acquy lâu ngày thường acquy bị “cạn nước”. Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy chất nào sau đây?

  • A.

    nước cất.

  • B.

    nước mưa.      

  • C.

    dung dịch H2SO­4 loãng.

  • D.

    nước muối loãng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để bổ sung nước cho acquy, người ta cho thêm vào acquy dung dịch H2SO­4 loãng.

Câu 28 :

Lưu huỳnh là một phi kim phổ biến, không mùi, không vị, nhiều hóa trị. Lưu huỳnh, trong dạng gốc của nó là chất rắn kết tinh màu vàng chanh. Trong tự nhiên, nó có thể tìm thấy ở dạng đơn chất hay trong các khoáng chất sulfua và sulfat. Nó là một nguyên tố thiết yếu cho sự sống và được tìm thấy trong hai axít amin.  Sử dụng thương mại của nó chủ yếu  trong  các  phân  bón nhưng  cũng  được  dùng  rộng  rãi  trong thuốc  súng, diêm, thuốc trừ sâu và thuốc diệt nấm. Trong phản ứng hóa học, 1 nguyên tử lưu huỳnh (S) chuyển thành ion sunfua (S2–) bằng cách :

  • A.
    nhường đi hai electron.            
  • B.
    nhận thêm hai electron.
  • C.
    nhường đi một electron.
  • D.
    nhận thêm một electron.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

\(\mathop S\limits^0  + 2e \to \mathop S\limits^{ - 2} \)

Câu 29 :

Cho phản ứng: 2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4 + 5O2 + 8H2O. Hệ số tỉ lượng đúng ứng với chất oxi hoá và chất khử là:

  • A.

    5 và 3

  • B.

    5 và 2

  • C.

    2 và 5 

  • D.

    2 và 3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất oxi hóa là KMnO4 và chất khử là H2O2

=> Hệ số tỉ lượng đúng ứng với chất oxi hoá và chất khử là: 2 và 5

Câu 30 :

Đồng vị nào của X có tỉ lệ giữa số hạt proton và số hạt nơtron là 7/8:

  • A.
    58X
  • B.
    60X
  • C.
    61X
  • D.
    62X

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tỉ lệ số proton và notron là 7/8. Đặt số p là 7k; số n là 8k (với k là số nguyên dương)

Số khối là: A = số p + số n = 7k + 8k = 15k

Do k là số nguyên dương nên A chia hết cho 15 => Chọn đáp án có A chia hết cho 15

Lời giải chi tiết :

Tỉ lệ số proton và notron là 7/8. Đặt số p là 7k; số n là 8k (với k là số nguyên dương)

Số khối là: A = số p + số n = 7k + 8k = 15k

Do k là số nguyên dương nên A chia hết cho 15. Ta thấy chỉ có giá trị A = 60 chia hết 15.

Câu 31 :

Trong số các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng oxi hóa - khử ?

  • A.
    HNO3  +  NaOH  → NaNO3 +  H2O     
  • B.
    N2O5 + H2O → 2HNO3
  • C.
    2HNO3  +   3H2S  → 3S  +  2NO + 4H2O         
  • D.
    2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Phản ứng oxi hóa khử là phản ứng trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tố.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng 2HNO3  +   3H2S  → 3S  +  2NO + 4H2O là phản ứng oxi hóa khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của N và S

Câu 32 :

Cho phản ứng hóa học sau : 2H2O2 (l) $\xrightarrow{{Mn{O_2}}}$  2H2O(l) + O2 (k). Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên ?

  • A.

    Áp suất.

  • B.

    Nồng độ H2O2.

  • C.

    Chất xúc tác.

  • D.

    Nhiệt độ.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên :

- Nồng độ H2O: nếu tăng nồng độ H2O thì tốc độ phản ứng tăng.

- Thêm chất xúc tác : làm tăng tốc độ của phản ứng.

- Nhiệt độ : nếu tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng tăng.

→ Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng là áp suất vì chất tham gia không phải là chất khí.

Câu 33 :

Hấp thụ hoàn toàn 2,8 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch KMnO4 thu được dung dịch không màu có pH = 1,0. Thể tích dung dịch KMnO4

  • A.

    0,5 lít.

  • B.

    0,1 lít.

  • C.

    1,0 lít. 

  • D.

    2,0 lít.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

=> tính số mol H2SO=> số mol H+ 

+) từ pH => tính nồng độ H=> thể tích dung dịch

Lời giải chi tiết :

2KMnO4 + 5SO2 + 2H2O → 2H2SO4 + 2MnSO4 + K2SO4

   0,05   ←  0,125        →       0,05

pH = 1 => [H+] = 0,1M

Mà ${n_{{H^ + }}} = 2.{n_{{H_2}S{O_4}}} = 0,1\,\,mol = > {\text{ }}{V_{dd}} = \frac{{{n_{{H^ + }}}}}{{{C_M}}} = \frac{{0,1}}{{0,1}} = 1$ lít

Câu 34 :

Cho khí X đi qua dung dịch KI có pha thêm hồ tinh bột, dung dịch chuyển màu xanh. X là khí nào sau đây?

  • A.

    N2.      

  • B.

    O2.      

  • C.

    O3.

  • D.

    CO2.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

2KI + O3 + H2O →  I2 + 2KOH + O2 (dung dịch thu được làm xanh hồ tinh bột)

Câu 35 :

Đun nóng 48,2 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, sau một thời gia thu được 43,4 gam hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl đặc, sau phản ứng thu được 15,12 lít Cl2(đktc) và dung dịch gồm MnCl2, KCl và HCl dư.Số mol HCl phản ứng là

  • A.
    1,9.      
  • B.
    2,4. 
  • C.
    2,1.      
  • D.
    1,8.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Bảo toàn khối lượng: mO2 = mX - mY

Bảo toàn e: ne(Mn+7, Cl+5) nhường = ne (O2, Cl2) nhận

BTNT Mn, K, Cl

Lời giải chi tiết :

\(X\left\{ \matrix{
K\mathop {Mn}\limits^{ + 7} {O_4} \hfill \cr
K\mathop {Cl}\limits^{ + 5} {O_3} \hfill \cr} \right.\buildrel {{t^0}} \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
Y:{K_2}Mn{O_4},Mn{O_2},KCl,KMn{O_4}du,KCl{O_3}du\buildrel { + H\mathop {Cl}\limits^{ - 1} } \over
\longrightarrow \left\{ \matrix{
\mathop {Mn}\limits^{ + 2} \mathop {C{l_2}}\limits^{ - 1} ,K\mathop {Cl}\limits^{ - 1} ,HCldu \hfill \cr
\mathop {C{l_2}}\limits^0 :0,675\,mol \hfill \cr} \right. \hfill \cr
\mathop {{O_2}:}\limits^0 0,15\,mol \hfill \cr} \right.\)

BTKL ta có:

mO2 = mX – mY = 48,2 -43,4 = 4,8 (g) => nO2= 0,15(mol)

Trong X đặt số mol KMnO4 và KClO3 lần lượt là a và b (mol)

Ta có: 

\(\left\{ \matrix{
{m_X} = 158a + 122,5b = 48,2 \hfill \cr
\buildrel {BTe} \over
\longrightarrow 5a + 6b = 0,15.4 + 0,675.2 \hfill \cr} \right. \Rightarrow \left\{ \matrix{
a = 0,15 \hfill \cr
b = 0,2 \hfill \cr} \right.\)

BTNT “Mn”: nMnCl2 = nKMnO4 = 0,15 (mol)

BTNT “K’: nKCl = nKMnO4 + nKClO3 = 0,15 + 0,2 = 0,35 (mol)

BTNT “Cl”: nKClO3 + nHCl = 2nMnCl2 + nKCl + 2nCl2 => nHCl  = 2.0,15 + 0,35 +2.0,675 – 0,2 = 1,8 (mol)

Câu 36 :

Để loại khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua

  • A.

    dung dịch NH3.        

  • B.

    dung dịch NaOH.

  • C.

    nước.

  • D.

    dung dịch H2SO4 đặc.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Để loại khí HCl có lẫn trong khí Cl2, ta dẫn hỗn hợp khí qua nước. Vì HCl tan tốt trong nước còn Cl2 tan ít

Câu 37 :

Trong tự nhiên, bạc có 2 đồng vị là 109Ag (chiếm 44%) và AAg. Biết khối lượng nguyên tử trung bình của Ag là 107,88. Số khối A của đồng vị thứ 2 là:

  • A.
    105      
  • B.
    106
  • C.
    107
  • D.
    108

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính nguyên tử khối trung bình: \(\overline A  = \dfrac{{x.{A_1} + y{A_2}}}{{100}}\)

Lời giải chi tiết :

Phần trăm số nguyên tử AAg là 100% - 44% = 56%

Khối lượng nguyên tử trung bình: \(\overline A  = \dfrac{{x.{A_1} + y{A_2}}}{{100}} \to 107,88 = \dfrac{{44.109 + 56.A}}{{100}} \to A = 107\)

Câu 38 :

Cho phương trình phản ứng a Al + b HNO3 → c Al(NO3)3 + d NO + e H2O

Tỉ lệ b : c là

  • A.

    4 : 1                           

  • B.

    3 : 8             

  • C.

     2 : 5                                

  • D.

    1 :4

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Cân bằng PTHH theo thăng bằng e

Lời giải chi tiết :

Al + 4HNO3 →  Al(NO3)3 +  NO + 2H2O

Nên b : c = 4 : 1

Câu 39 :

Cho các chất và ion sau: Zn, S, FeO, ZnO, SO2, Fe2+, Cu2+, HCl. Tổng số phân tử và ion trong dãy vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử là

  • A.

    5.

  • B.

    6.

  • C.

    7.

  • D.

    8.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại định nghĩa chất oxi hóa – khử

Lời giải chi tiết :

Có 5 chất và ion vừa có tính oxi hóa và tính khử là: S, FeO, SO2, Fe2+, HCl

Câu 40 :

Hòa tan hoàn toàn 7,30 gam hỗn hợp hai kim loại kiềm X, Y (MX < MY) thuộc hai chu kì liên tiếp vào 200 gam nước thu được dung dịch Z và 7,84 lít khí hidro (đktc). Nồng độ phần trăm của YOH trong dung dịch Z là

  • A.
    2,904%. 
  • B.
    6,389%.           
  • C.
    2,894%. 
  • D.
    1,670%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết PTHH và tính toán theo PTHH.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức chung của 2 kim loại là M

M + H2O → MOH + 0,5 H2

0,7                           ← 0,35 (mol)

M = 7,3/0,7 = 10,43 => Li và Na

Đặt nLi = x; nNa = y (mol) 

\(\left\{ \begin{gathered}
7x + 23y = 7,3 \hfill \\
x + y = 0,7 \hfill \\
\end{gathered} \right. \to \left\{ \begin{gathered}
x = 0,55 \hfill \\
y = 0,15 \hfill \\
\end{gathered} \right.\)

mdd sau phản ứng = mKL + mH2O – mH2 = 7,3 + 200 – 0,35.2 = 206,6 (g)

 \( \to C{\% _{NaOH}} = \dfrac{{0,15.40}}{{206,6}}.100\%  = 2,904\% \)

Câu 41 :

Nung nóng m gam kali clorat đến khối lượng không đổi thu được chất rắn có khối lượng giảm so với m là:

  • A.

    13,06%.

  • B.

    26,12%.          

  • C.

    39,18%.          

  • D.

    52,24%.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

2KClO3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2KCl + 3O2

Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng oxi bay đi

Lời giải chi tiết :

2KClO3  $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2KCl + 3O2

$\frac{m}{{122,5}}$      →            $\frac{{1,5m}}{{122,5}}$

Khối lượng chất rắn giảm là khối lượng oxi bay đi

=> %mgiảm =  $\frac{{\frac{{1,5m}}{{122,5}}.32}}{m}.100\% = 39,18\% $

Câu 42 :

Cho các cân bằng hóa học:

N2 (k) + 3H2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ 2NH3 (k)     (1)

H2 (k) + I2 (k)  $\overset {} \leftrightarrows $ 2HI (k)             (2)

2SO2 (k) + O2 (k)  $\overset {} \leftrightarrows $ 2SO3 (k)    (3)

2NO2 (k) $\overset {} \leftrightarrows $ N2O4 (k)                (4)

Khi thay đổi áp suất những cân bằng hóa học nào bị chuyển dịch?

  • A.

    (1), (2), (3).     

  • B.

    (1), (2), (4).     

  • C.

    (1), (3), (4).     

  • D.

    (2), (3), (4).

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ở những cân bằng hóa học có tổng số mol khí các chất phản ứng khác tổng số mol khí các chất sản phẩm nên cân bằng chuyển dịch khi thay đổi áp suất .

=> Các cân bằng thỏa mãn là: (1), (3), (4).

Câu 43 :

Hòa tan hết 1,69 gam oleum có công thức H2SO4.3SO3 vào nước dư. Trung hòa dung dịch thu được cần V ml dung dịch KOH 1M . Giá trị của V là

  • A.

    10.

  • B.

    40.

  • C.

    20.

  • D.

    30.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Viết PTHH của oleum tan trong nước 

+) Từ phản ứng trung hòa => tính số mol H2SO4 sinh ra => số mol oleum => CTPT

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}S{O_4}.3S{O_3}}} = \frac{{1,69}}{{338}} = {5.10^{ - 3}}mol$

${H_2}S{O_4}.3S{O_3} + 3{H_2}O\xrightarrow{{}}4{H_2}S{O_4}$

${5.10^{ - 3}}\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,02$

${H_2}S{O_4} + 2KOH\xrightarrow{{}}{K_2}S{O_4}+2{H_2}O$

$0,02\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,0,04$

$ \to {V_{KOH}} = \frac{{0,04}}{1} \cdot 1000 = 40\,ml$

Câu 44 :

Người ta điều chế H2SO4 từ FeS2 theo sơ đồ sau: FeS2 → SO2 → SO3 → H2SO4. Để điều chế được 2 mol H2SO4 từ FeS2 thì số mol FeS2 cần dùng là

  • A.

    1 mol.

  • B.

    2 mol.

  • C.

    3 mol.

  • D.

    4 mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết chuỗi phản ứng, tính số mol các chất theo tỉ lệ phản ứng

Lời giải chi tiết :

FeS2 → 2SO2 → 2SO3 → 2H2SO4

 1 mol           ←                    2 mol

Câu 45 :

Cho các phát biểu sau:

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa;

(b) Axit flohiđric là axit yếu;

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng;

(d) Trong hợp chất, các halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa -1, +1, +3, +5, +7;

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A.

    4

  • B.

    3

  • C.

    2

  • D.

    5

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết hợp chất không có oxi của halogen

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu đúng là

(a) Trong các phản ứng hóa học, flo chỉ thể hiện tính oxi hóa;

(b) Axit flohiđric là axit yếu

(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng;

(e) Tính khử của các ion halogenua tăng dần theo thứ tự: F-, Cl-, Br-, I-.

Câu 46 :

Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ (Z = 19) là:

  • A.

    4s1

  • B.

    4s2

  • C.

    4s24p6.                    

  • D.

    3s23p6.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Viết cấu hình e của K (Z = 19)

+) Nguyên tử K cho 1e để tạo thành ion K+ => Cấu hình e của ion K+

=> Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+

Lời giải chi tiết :

Cấu hình e của K (Z = 19) là: 1s22s22p63s23p64s1

Nguyên tử K cho 1e để tạo thành ion K+

=> Cấu hình e của ion K+ là: 1s22s22p63s23p6

=> Cấu hình e lớp ngoài cùng của ion K+ : 3s23p6.

Câu 47 :

Hòa tan hoàn toàn 2,975 gam hỗn hợp Zn, Al bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 1,904 lít SO2 và 0,16 gam S. Phần trăm khối lượng Al trong hỗn hợp ban đầu là

  • A.

    54,62%.          

  • B.

    45,38%.

  • C.

    24,58%.

  • D.

    35,24%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Gọi nZn = x mol; nAl  = y mol → mhỗn hợp  =PT(1)

+) Bảo toàn e: ne cho  = 0,2 mol → PT(2)

Lời giải chi tiết :

+) Gọi nZn = x mol; nAl  = y mol → mhỗn hợp  = 65x + 27y = 2,975         (1)

${n_{S{O_2}}} = \,\,\frac{{1,904}}{{22,4}}\,\, = \,\,0,085\,\,mol;\,\,\,\,{n_S}\, = \,\,\frac{{0,16}}{{32}}\,\, = \,\,0,005\,\,mol$

Xét quá trình cho – nhận e:

+) Bảo toàn e: ne cho  = 0,2 mol → 2x + 3y = 0,2    (2)

Từ (1) và (2) → x = 0,025 mol; y = 0,05 mol

→ %mZn = $\frac{{0,025.65}}{{2,975}}.100\% = 54,62\%  \to \% {m_{Al}}= 100\%  - 54,62\%  = 45,38\% $

Câu 48 :

Chất nào sau đây khi lấy cùng số mol và cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được lượng khí nhiều nhất ?

  • A.

    FeS.

  • B.

    FeSO4.

  • C.

    Fe(OH)2.

  • D.

    Fe.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Viết các PTHH của các chất tác dụng với H2SO4 đặc => số mol SO2 thu được

Lời giải chi tiết :

2FeS + 10H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 9SO2 + 10H2O

2FeSO4 + 2H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 2H2O

2Fe(OH)2 + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 6H2O

2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O

=> chất tạo ra nhiều SO2 nhất là FeS

Câu 49 :

Cho 0,015 mol một loại hợp chất oleum vào nước thu được 200 ml dung dịch X. Để trung hoà 100ml dung dịch X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,15M. Phần trăm về khối lượng của nguyên tố lưu huỳnh trong oleum trên là

  • A.

    32,65%.

  • B.

    35,95%.

  • C.

    37,86%.

  • D.

    23,97%.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Tìm số mol H2SO4 trong 100 ml dd X => số mol H2SO4 trong 200 ml dd X

$Trong\,200ml\,X:{H_2}S{O_4}.nS{O_3} + n{H_2}O\xrightarrow{{}}(n + 1){H_2}S{O_4}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,03$

$ \to \frac{{n + 1}}{1} = \frac{{0,03}}{{0,015}} \to oleum$

Lời giải chi tiết :

Gọi CT của oleum là H2SO4.nSO3

${n_{NaOH}} = 0,2.0,15 = 0,03\,mol$ (trong 100ml dd X)

$Trong\,\,\,\,100ml\,\,X:{H_2}S{O_4}\,\,\,\, + \,\,2NaOH\,\,\xrightarrow{{}}\,\,\,N{a_2}S{O_4}\,\,\, + \,\,\,2{H_2}O$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \leftarrow 0,03$

$Trong\,\,\,\,200ml\,\,X:\,\,\,\,\,{H_2}S{O_4}.nS{O_3}\,\,\,\, + \,\,\,n{H_2}O\xrightarrow{{}}\,\,(n + 1){H_2}S{O_4}$

$\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,015\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\, \to \,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,\,0,03$

$ \to \frac{{n + 1}}{1} = \frac{{0,03}}{{0,015}} = 2 \to n = 1 \to oleum:\,{H_2}S{O_4}.S{O_3}$

$ \to \% {m_S} = \frac{{32.2}}{{98 + 80}} \cdot 100\% = 35,95\% $

 

Câu 50 :

Trong tự nhiên, nguyên tố Clo có 2 đồng vị 35Cl và 37Cl có phần trăm số lượng tương ứng là 75% và 25%. Nguyên tố Cu có 2 đồng vị trong đó 63Cu chiếm 73% số lượng. Biết Cu và Cl tạo được hợp chất CuCl2 trong đó Cu chiếm 47,228% khối lượng. Đồng vị còn lại của Cu là

  • A.

    62Cu.

  • B.

    64Cu.

  • C.

    65Cu.

  • D.

    66Cu.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính ${\overline A _{Cl}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{35,75{\rm{ }} + {\rm{ }}37,25}}{{100}}$

+) Tính $\% {m_{Cu}}{\rm{ =  }}\frac{{a{\rm{ }}}}{{{\rm{ }}a{\rm{ }} + {\rm{ }}35,5.2{\rm{ }}}}.100\% $

+) Đồng vị 63Cu chiếm 73% => đồng vị còn lại có số khối là x chiếm 27%

Lời giải chi tiết :

+) Ta có: ${\overline A _{Cl}}{\rm{ }} = {\rm{ }}\frac{{35,75{\rm{ }} + {\rm{ }}37,25}}{{100}} = 35,5$

+) Gọi a là số khối trung bình của Cu

$ =  > {\rm{ }}\% {m_{Cu}}{\rm{ =  }}\frac{{a{\rm{ }}}}{{{\rm{ }}a{\rm{ }} + {\rm{ }}35,5.2{\rm{ }}}}.100\%  = 47,228\% \,\,\, =  > a = 63,54\% $

+) Đồng vị 63Cu chiếm 73% => đồng vị còn lại có số khối là x chiếm 27%

$ =  > \frac{{63.73{\rm{ }} + {\rm{ }}x.27{\rm{ }}}}{{100}} = 63,54{\rm{ }}\,\, =  > x = 65$

Vậy đồng vị còn lại là 65Cu

>> Lộ Trình Sun 2025 - 3IN1 - 1 lộ trình ôn 3 kì thi (Luyện thi TN THPT & ĐGNL; ĐGTD) tại Tuyensinh247.com. Đầy đủ theo 3 đầu sách, Thầy Cô giáo giỏi, 3 bước chi tiết: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng đáp ứng mọi kì thi.