Grammar - Ngữ pháp - Unit 10. Houses in the Future - Tiếng Anh 6 - Global Success


Tìm hiểu ngữ pháp: Ngữ pháp (will và might) Unit 10 SGK tiếng anh 6 mới

A. THÌ TƯƠNG LAI ĐƠN

I. Cấu trúc thì tương lai đơn

1. Câu khẳng định: S + will + V (nguyên thể)

Trong đó:

S (subject): chủ ngữ

will: trợ động từ, mang nghĩa là "sẽ" trong các câu thì tương lai đơn

V (nguyên thể): động từ ở dạng nguyên thể

Ví dụ:

- I will help her take care of her children tomorrow morning.

(Tôi sẽ giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)

- She will bring you a cup of tea soon.

(Cô ấy sẽ mang cho bạn một tách trà sớm thôi.)

2. Câu phủ định: S + will not + V (nguyên thể)

Câu phủ định trong thì tương lai đơn ta chỉ cần thêm “not” vào ngay sau “will”.

CHÚ Ý: will not = won’t

Ví dụ: 

- I won’t help her take care of her children tomorrow morning.

(Tôi sẽ không giúp cô ấy trông bọn trẻ vào sáng mai.)

- She won’t go to school tomorrow.

(Cô ấy sẽ không đi học ngày mai.)

3. Câu nghi vấn: Will + S + V(nguyên thể)?

=> Yes, S + will./ No, S + won't

Ví dụ:

- Will you come here tomorrow?

(Bạn sẽ đến đây vào ngày mai chứ?)

Yes, I will./ No, I won’t.

- Will they accept your suggestion?

(Họ sẽ đồng ý với đề nghị của bạn chứ?)

Yes, they will./ No, they won’t.

II. Cách sử dụng thì tương lai đơn

1. Diễn tả một quyết định, một ý định nhất thời nảy ra ngay tại thời điểm nói.

Ví dụ:

- Are you going to the supermarket now? I will go with you.

(Bây giờ bạn đang tới siêu thị à? Tớ sẽ đi với bạn.)

=> Ta thấy quyết định đi siêu thị được nảy ra ngay tại thời điểm nói khi thấy một người khác cũng đi siêu thị.

- I will come back home to take my document which I have forgotten. 

(Tôi sẽ về nhà để lấy tài liệu mà tôi để quên.)

=> Ta thấy đây cũng là một quyết định tức thời ngay tại thời điểm nói.

2. Diễn tả một dự đoán không có căn cứ., thường đi kèm với các động từ: think, suppose, guess, ...

Ví dụ:

- I think she will come to the party.

(Tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ tới bữa tiệc.)

=> Ta thấy đây là một dự đoán chủ quan không có căn cứ nên ta sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.

- She supposes that she will get a better job.

(Cô ấy tin rằng cô ấy sẽ kiếm được một công việc tốt hơn.)

3. Diễn tả một lời hứa hay lời yêu cầu, đề nghị.

Ví dụ:

- I promise that I will tell you the truth.

(Tôi hứa là tôi sẽ nói với bạn sự thật.)

=> Đây là một lời hứa nên ta sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.

- Will you please bring me a cup of coffee?

(Bạn làm ơn mang cho tôi một cốc cà phê được không?)

=> Đây là một lời đề nghị nên ta cũng sử dụng thì tương lai đơn để diễn đạt.

4. Sử dụng trong câu điều kiện loại một, diễn tả một giả định có thể xảy ra ở hiện tại và tương lai.

Ví dụ:

- If she comes, I will go with her.

(Nếu cô ấy đến, tôi sẽ đi với cô ấy.)

=> Đây là câu điều kiện loại 1 - câu điều kiện có khả năng  xảy ra ở hiện tại, trong đó mệnh đề điều kiện được chia ở thì hiện tại đơn, mệnh đề chính được chia ở thì tương lai đơn. 

- If it stops raining soon, we will go to the cinema.

(Nếu trời tạnh mưa sớm thì chúng tôi sẽ đi tới rạp chiếu phim.)

III. Dấu hiệu nhận biết thì tương lai đơn

Trong câu có các trạng từ chỉ thời gian trong tương lai:

- in + thời gian: trong … nữa (in 2 minutes: trong 2 phút nữa)

- tomorrow: ngày mai

- next day: ngày hôm tới

- next week/ next month/ next year: tuần tới/ tháng tới/ năm tới

Trong câu có những động từ chỉ quan điểm như:

-  think/ believe/ suppose/ …: nghĩ/ tin/ cho là

- perhaps: có lẽ

- probably: có lẽ

B. ĐỘNG TỪ KHUYẾT THIẾU "MIGHT"

I. Định nghĩa và cách sử dụng động từ "might"

“might” (có thể) là động từ khuyết thiếu, động từ theo sau “might” được giữ nguyên ở dạng nguyên thể.

Chúng ta thường dùng might để nói về cơ hội (khả năng) điều gì đó sẽ xảy ra hay thành sự thật (mang tính phỏng đoán).

II. Cấu trúc với động từ "might"

a. Câu khẳng định: S + might + V (nguyên thể)

Ví dụ:

We might go climbing in the Alps next summer.

(Chúng ta có thể sẽ đi leo núi ở dãy Alps mùa hè tới.)

Peter might phone. If he does, ask him to ring later.

(Peter có thể gọi. Nếu anh ấy gọi, hãy bảo anh ấy gọi lại sau.)

b. Câu phủ định: S + might not + V (nguyên thể)

Chú ý: might not không có dạng viết tắt

Ví dụ:

You might not win him in the competition.

(Bạn có thể không thắng anh ta trong cuộc thi.)

He might not revise for the next exam.

(Anh ấy có thể sẽ không ôn tập cho kỳ thi tiếp theo.)

c. Câu nghi vấn: Might + S + V nguyên thể?

=> Yes, S + might/ No, S + might not

Ví dụ:

Might you go camping? 

(Cậu có thể đi cắm trại chứ?)

Might your family go to London next summer? 

(Gia đình bạn sẽ đi London vào mùa hè tới chứ?)


Bình chọn:
4.5 trên 109 phiếu

>> Xem thêm

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 6 chương trình mới trên Tuyensinh247.com. Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều). Cam kết giúp học sinh lớp 6 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.