Bài 1 trang 69 SBT sử 8


Đề bài

 

  • Nội dung bài viết :

Câu 1:

Đề bài:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thời kì phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á được thể hiện là:

A. Phong trào dâng cao mạnh mẽ và lan rộng khắp khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.

B. Tất cả các nước trong khu vực đã thành lập được nhà nước dân chủ nhân dân.

C. Đảng Cộng sản được thành lập ở tất cả các nước

D. Các ý B và C đều đúng.

Câu 2:

Đề bài:

Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ giai đoạn này là

A. đấu tranh đòi quyền tự trị cho Ấn Độ.

B. đấu tranh đòi thực dân Anh cho người Ấn Độ tham gia vào các hội đồng thuộc địa.

C. đấu tranh lật đổ ách thống trị thực dân.

D. đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hoá Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

Câu 3:

Đề bài:

Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là 

A. công nhân và tư sản dân tộc

B. công nhân, nông dân, học sinh và trí thức yêu nước

C. học sinh yêu nước ở Bắc Kinh

D. nông dân ở các vùng nông thôn của Trung Quốc.

Câu 4:

Đề bài:

Mục tiêu của phong trào Ngũ tứ là

A. Chống đế quốc và phong kiến

B. Chống phong kiến

C. Chống đế quốc

D. Chống tư sản mại bản phong kiến, đế quốc

Câu 5:

Đề bài:

Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chịu tác động trực tiếp bởi 

A. Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga

B. Sự kết thúc của chiến tranh thế giới thứ nhất 

C. Phong trào cách mạng Trung Quốc

D. Chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

Câu 6:

Đề bài:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc Đông Nam Á xuất hiện những nét mới là

A. Phong trào diễn ra dưới ngọn cờ "phò vua cứu nước".

B. Ở tất cả các nước đều có Đảng Cộng sản lãnh đạo phong trào.

C. Giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia phong trào lãnh đạo cách mạng.

D. Hoàn toàn đi theo con đường cách mạng vô sản.

Câu 7:

Đề bài:

Phong trào tư sản ở các nước Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước là 

A. Xuất hiện các nhóm, các hội do những người yêu nước sáng lập.

B. Có mối liên hệ chặt chẽ với các phong trào khác.

C. Xuất hiện các chính Đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 8:

Đề bài:

Từ năm 1940, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á có điểm chung là 

A. đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

B. đều nhằm ách thống trị của thực dân phương Tây, đòi độc lập dân tộc.

C. đều giành được những thắng lợi có ý nghĩa quyết định.

D. đều chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

 

Lời giải chi tiết

Câu 1

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939)

Lời giải:

Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thời kì phát triển của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á được thể hiện là phong trào dâng cao mạnh mẽ và lan rộng khắp khu vực: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á và Tây Á.

Chọn: A

Câu 2

Phương pháp: Xem lại mục 1. Những nét chung về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á (1918-1939)

Lời giải:

Nội dung của phong trào chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ giai đoạn này là đấu tranh đòi quyền độc lập, tẩy chay hàng hoá Anh, phát triển kinh tế dân tộc.

Chọn: D

Câu 3

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

Lời giải:

Lực lượng chính tham gia phong trào Ngũ tứ ở Trung Quốc là công nhân, nông dân, học sinh và trí thức yêu nước.

Chọn: B

Câu 4

Phương pháp: Xem lại mục 2. Cách mạng Trung Quốc trong những năm 1919-1939

Lời giải:

Mục tiêu của phong trào Ngũ tứ là chống đế quốc và phong kiến.

Chọn: A

Câu 5

Phương pháp: Xem lại mục 3. Những nét chung về tình hình các nước Đông Nam Á trong những năm 1918-1939

Lời giải:

Phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chịu tác động trực tiếp bởi chính sách khai thác và bóc lột thuộc địa của các nước đế quốc.

Chọn: D

Câu 6

Phương pháp: Xem lại mục 3. Những nét chung về tình hình các nước Đông Nam Á trong những năm 1918-1939

Lời giải:

Từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, trong phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc Đông Nam Á xuất hiện những nét mới là giai cấp vô sản từng bước trưởng thành và tham gia phong trào lãnh đạo cách mạng.

Chọn: C

Câu 7

Phương pháp: Xem lại mục 3. Những nét chung về tình hình các nước Đông Nam Á trong những năm 1918-1939

Lời giải:

Phong trào tư sản ở các nước Đông Nam Á trong thời gian giữa hai cuộc chiến tranh có bước phát triển hơn so với giai đoạn trước là xuất hiện các chính Đảng có tổ chức và ảnh hưởng xã hội rộng lớn.

Chọn: C

Câu 8

Phương pháp: Xem lại mục 4. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á

Lời giải:

Từ năm 1940, phong trào dân tộc ở Đông Nam Á có điểm chung là đều chĩa mũi nhọn vào chủ nghĩa phát xít Nhật.

Chọn: D

Loigiaihay.com


Bình chọn:
4.9 trên 7 phiếu
  • Bài 2 trang 70 SBT sử 8

    Giải bài tập 2 trang 70 sách bài tập Lịch sử 8. Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau

  • Bài 3 trang 71 SBT sử 8

    Giải bài tập 3 trang 71 sách bài tập Lịch sử 8. Hoàn thành bảng sau về phong trào độc lập dân tộc giai đoạn 1918-1939

  • Bài 4 trang 71 SBT sử 8

    Giải bài tập 4 trang 71 sách bài tập Lịch sử 8. Phong trào độc lập dân tộc ở Châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất

  • Bài 5 trang 71 SBT sử 8

    Giải bài tập 5 trang 71 sách bài tập Lịch sử 8. Cuộc nội chiến cách mạng ở Trung Quốc đã diễn ra như thế nào?

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Lịch sử lớp 8 - Xem ngay

Tham Gia Group Dành Cho 2K10 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 8 trên Tuyensinh247.com cam kết giúp học sinh lớp 8 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.