Đề thi học kì 2 Hóa 9 - Đề số 2

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Tính chất vật lí của etilen là

  • A.

    Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • B.

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • C.

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

  • D.

    Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Câu 2 :

Các chất thuộc loại hiđrocacbon là

  • A.

    CH4, C2H6, CCl4          

  • B.

    C2H6O, C2H4O2

  • C.

    HCHO, CaC2, C4H8

  • D.

    CH4, C2H6, C6H6

Câu 3 :

Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có

  • A.

    một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

  • B.

    hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.

  • C.

    hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

  • D.

    ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Câu 4 :

Công thức phân tử của saccarozơ là

  • A.

    C6H12O6          

  • B.

    C6H12O7       

  • C.

    C12H22O11

  • D.

    (-C6H10O5-)n

Câu 5 :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

  • A.

    C6H5Cl.                                                    

  • B.

    C6H4Cl2.                

  • C.

    C6H6Cl6.                                                   

  • D.

    C6H3Cl3.

Câu 6 :

Phản ứng tráng gương là phản ứng nào sau đây : 

  • A.

    2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + H2

  • B.

    2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

  • C.

    C6H12O6$\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH + 2CO2 

  • D.

    C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7+ 2Ag↓

Câu 7 :

Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ phần trăm từ

  • A.

    3-6%     

  • B.

    1-8%     

  • C.

    2-5%         

  • D.

    2-10%

Câu 8 :

Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách

  • A.

    giặt bằng nước         

  • B.

    tẩy bằng xăng

  • C.

    tẩy bằng giấm

  • D.

    giặt bằng nước có pha thêm ít muối

Câu 9 :

Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}$ (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây?

  • A.

    quá trình hô hấp.  

  • B.

    quá trình quang hợp.

  • C.

    quá trình khử.

  • D.

    quá trình oxi hoá.

Câu 10 :

Tính chất vật lí của rượu etylic là

  • A.

    chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

  • B.

    chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

  • C.

    chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

  • D.

    chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

Câu 11 :

Chất nào sau đây không phải là chất béo?

  • A.

    Dầu dừa        

  • B.

    Dầu vừng (dầu mè)

  • C.

    Dầu lạc (đậu phộng)

  • D.

    Dầu mỏ

Câu 12 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A.

    3                                

  • B.

    5                      

  • C.

    6                                

  • D.

    7

Câu 13 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

  • A.

    3 và 3                        

  • B.

    4 và 3              

  • C.

    4 và 4              

  • D.

    3 và 4

Câu 14 :

Hãy cho biết trong các chất sau: C2H4, C3H4, C2H6, C2H2 có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 15 :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

  • A.

    sự oxi hóa.     

  • B.

    sự khử.        

  • C.

    sự cháy. 

  • D.

    sự đông tụ

Câu 16 :

Phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng dùng để điều chế

  • A.

    etilen.        

  • B.

    axit axetic.  

  • C.

    natri axetat.   

  • D.

    etyl axetat.

Câu 17 :

Những phát biểu nào sau đây không đúng?

1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.

4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ.

5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H.

6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.

  • A.

    1, 3, 5.

  • B.

    1, 2, 6.

  • C.

    2, 4, 6.

  • D.

    2, 4, 5

Câu 18 :

Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam nước. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Công thức phân tử của A là

  • A.

    C2H6

  • B.

    C3H8

  • C.

    C2H4

  • D.

    CH3

Câu 19 :

Cho các hợp chất sau: CH4, C2H6, C2H4, H2. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp khí metan và axetilen cần dùng 13,44 lít khí oxi. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là

  • A.

    CH4 40% và C2H2 60%.

  • B.

    CH4 80% và C2H2 20%.

  • C.

    CH4 20% và C2H2 80%.        

  • D.

    CH4 60% và C2H2 40%.        

Câu 21 :

Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

  • A.

    Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

  • B.

    Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

  • C.

    Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

  • D.

    Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Câu 22 :

Cho 11,2 lít khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là

  • A.

    50%.       

  • B.

    30%.          

  • C.

    60%.    

  • D.

    40%.

Câu 23 :

Cho 10,1 gam dung dịch rượu etylic tác dụng với kim loại Na dư thu được 2,8 lít H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và của nước là 1 g/ml. Xác định độ rượu đem tham gia phản ứng?

  • A.

    92,74o        

  • B.

    96o    

  • C.

    73,92o      

  • D.

    97,24o

Câu 24 :

Cho 150 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,26 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch axit axetic ban đầu là

  • A.

    0,03M.       

  • B.

    0,02M.  

  • C.

    0,3M.  

  • D.

    0,2M.

Câu 25 :

Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H4 → X → CH3COOH → CH3COOC2H5. Chất X là

  • A.

    CH4.         

  • B.

    C6H6.    

  • C.

    C2H2

  • D.

    C2H5OH.

Câu 26 :

Thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được 270 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ. Giá trị của m là

  • A.

    270,0.        

  • B.

    229,5.   

  • C.

    243,0.      

  • D.

    256,5.

Câu 27 :

Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

  • A.

    261,43 gam. 

  • B.

    200,8 gam.  

  • C.

    188,89 gam.      

  • D.

    192,5 gam.

Câu 28 :

Polietilen có khối lượng phân tử 14000 đvC. Hệ số trùng hợp n là

  • A.

    300

  • B.

    500

  • C.

    200

  • D.

    100

Câu 29 :

Cao su Buna là cao su tổng hợp rất phổ biến, có công thức cấu tạo như sau:

…-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-…

Công thức một mắt xích và công thức tổng quát của cao su Buna là

  • A.

    -CH2-CH=CH- và [-CH2-CH=CH-]n 

  • B.

    -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

  • C.

    -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-]n

  • D.

    -CH2-CH=CH-CH2-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít anken A trong oxi dư thu được hỗn hợp khí B. Cho B lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 có 30 gam kết tủa. CTPT của A là

  • A.

    C2H4

  • B.

    C3H6.

  • C.

    C4H8.

  • D.

    C5H10

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tính chất vật lí của etilen là

  • A.

    Chất lỏng, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • B.

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

  • C.

    Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nặng hơn không khí.

  • D.

    Chất khí, không màu, không mùi, tan tốt trong nước và nhẹ hơn không khí.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của etilen là: Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước và nhẹ hơn không khí.

Câu 2 :

Các chất thuộc loại hiđrocacbon là

  • A.

    CH4, C2H6, CCl4          

  • B.

    C2H6O, C2H4O2

  • C.

    HCHO, CaC2, C4H8

  • D.

    CH4, C2H6, C6H6

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các chất thuộc loại hiđrocacbon là các chất chỉ chứa C và H: CH4, C2H6, C6H6

Câu 3 :

Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có

  • A.

    một liên kết kém bền dễ đứt ra trong các phản ứng hóa học.

  • B.

    hai liên kết kém bền nhưng chỉ có một liên kết bị đứt ra trong phản ứng hóa học.

  • C.

    hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

  • D.

    ba liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Liên kết C≡C trong phân tử axetilen có hai liên kết kém bền dễ đứt lần lượt trong các phản ứng hóa học.

Câu 4 :

Công thức phân tử của saccarozơ là

  • A.

    C6H12O6          

  • B.

    C6H12O7       

  • C.

    C12H22O11

  • D.

    (-C6H10O5-)n

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết saccarozơ

Lời giải chi tiết :

Công thức phân tử của saccarozơ là C12H22O11

Câu 5 :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A. Vậy A là:

  • A.

    C6H5Cl.                                                    

  • B.

    C6H4Cl2.                

  • C.

    C6H6Cl6.                                                   

  • D.

    C6H3Cl3.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Cho benzen + Cl2 (as) ta thu được dẫn xuất clo A.

C6H6 + 3Cl2 $\xrightarrow{as}$ C6H6Cl6 

Câu 6 :

Phản ứng tráng gương là phản ứng nào sau đây : 

  • A.

    2CH3COOH + Ba(OH)2 → (CH3COO)2Ba + H2

  • B.

    2C2H5OH + 2K → 2C2H5OK + H2

  • C.

    C6H12O6$\xrightarrow{men\,ruou}$ 2C2H5OH + 2CO2 

  • D.

    C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7+ 2Ag↓

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Phản ứng tráng gương: C6H12O6 + Ag2O $\xrightarrow{N{{H}_{3}}}$ C6H12O7 + 2Ag↓

Câu 7 :

Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ phần trăm từ

  • A.

    3-6%     

  • B.

    1-8%     

  • C.

    2-5%         

  • D.

    2-10%

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giấm ăn là dung dịch axit axetic có nồng độ phần trăm từ 2-5%

Câu 8 :

Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách

  • A.

    giặt bằng nước         

  • B.

    tẩy bằng xăng

  • C.

    tẩy bằng giấm

  • D.

    giặt bằng nước có pha thêm ít muối

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Có thể làm sạch dầu ăn dính vào quần áo bằng cách tẩy bằng xăng vì xăng có thể hòa tan được dầu ăn

Câu 9 :

Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}$ (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình nào sau đây?

  • A.

    quá trình hô hấp.  

  • B.

    quá trình quang hợp.

  • C.

    quá trình khử.

  • D.

    quá trình oxi hoá.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương trình: 6nCO2 + 5nH2O $\xrightarrow[anh\,sang]{clorophin}$ (C6H10O5)n + 6nO2, là phản ứng hoá học chính của quá trình quang hợp.

Câu 10 :

Tính chất vật lí của rượu etylic là

  • A.

    chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

  • B.

    chất lỏng màu hồng , nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

  • C.

    chất lỏng không màu, không tan trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

  • D.

    chất lỏng không màu, nặng hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như: iot, benzen,…

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí của rượu etylic là chất lỏng không màu, nhẹ hơn nước, tan vô hạn trong nước, hòa tan được nhiều chất như iot, benzen,…

Câu 11 :

Chất nào sau đây không phải là chất béo?

  • A.

    Dầu dừa        

  • B.

    Dầu vừng (dầu mè)

  • C.

    Dầu lạc (đậu phộng)

  • D.

    Dầu mỏ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Chất không phải chất béo là dầu mỏ vì dầu mỏ là ankan (Xem lại bài Dầu mỏ và khí thiên nhiên)

Câu 12 :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử:

  • A.

    3                                

  • B.

    5                      

  • C.

    6                                

  • D.

    7

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là 6

Câu 13 :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn:

  • A.

    3 và 3                        

  • B.

    4 và 3              

  • C.

    4 và 4              

  • D.

    3 và 4

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố gồm 7 chu kì. Trong đó 3 chu kì nhỏ (chu kì 1, 2, 3) và 4 chu kì lớn (chu kì 4, 5, 6, 7).

Câu 14 :

Hãy cho biết trong các chất sau: C2H4, C3H4, C2H6, C2H2 có bao nhiêu chất làm mất màu dung dịch brom?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các chất làm mất màu dung dịch brom là: C2H4, C3H4, C2H2.

C2H4 + Br2 → C2H4Br2

C3H4 + 2Br2 → C3H4Br4

C2H2 + 2Br2 → C2H2Br4

Câu 15 :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là

  • A.

    sự oxi hóa.     

  • B.

    sự khử.        

  • C.

    sự cháy. 

  • D.

    sự đông tụ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đun nóng hoặc cho thêm hóa chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein. Hiện tượng đó gọi là sự đông tụ.

Câu 16 :

Phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng dùng để điều chế

  • A.

    etilen.        

  • B.

    axit axetic.  

  • C.

    natri axetat.   

  • D.

    etyl axetat.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phương pháp lên men dung dịch rượu etylic loãng dùng để điều chế axit axetic.    

Câu 17 :

Những phát biểu nào sau đây không đúng?

1) Metan tác dụng với clo khi có ánh sáng.

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí.

3) Metan cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng làm nhiên liệu trong đời sống và trong sản xuất.

4) Hỗn hợp giữa metan và clo là hỗn hợp nổ.

5) Trong phân tử metan có bốn liên kết đơn C-H.

6) Metan tác dụng với clo ở điều kiện thường.

  • A.

    1, 3, 5.

  • B.

    1, 2, 6.

  • C.

    2, 4, 6.

  • D.

    2, 4, 5

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các phát biểu không đúng: 2, 4, 6

2) Metan là chất khí, không màu, không mùi, nặng hơn không khí => Sai, khí metan nhẹ hơn không khí.

4) Hỗn hợp giữa Metan và Clo là hỗn hợp nổ => Sai.

6) Metan tác dụng với Clo ở điều kiện thường => Sai, phải có chiếu sáng thì phản ứng mới xảy ra

Câu 18 :

Phân tử hợp chất hữu cơ A có 2 nguyên tố. Đốt cháy hoàn toàn 3 gam chất A thu được 5,4 gam nước. Biết khối lượng mol của A là 30 gam. Công thức phân tử của A là

  • A.

    C2H6

  • B.

    C3H8

  • C.

    C2H4

  • D.

    CH3

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Hợp chất hữu có A có 2 nguyên tố, khi đốt cháy thu được nước => A chứa C và H

+) \({{n}_{H}}~=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}~\) 

+) mA = mC + mH

=> nC : nH => Công thức đơn giản nhất của A

+) M = 30 => n => CTPT

Lời giải chi tiết :

\({n_{{H_2}O}} = \frac{{5,4}}{{18}} = 0,3\,mol\)

Hợp chất hữu có A có 2 nguyên tố, khi đốt cháy thu được nước => A chứa C và H

${{n}_{H}}~=2.{{n}_{{{H}_{2}}O}}~=0,6\,mol$

Vì A chỉ chứa C và H => mA = mC + mH = 3 - 0,6 = 2,4 gam

=> nC = \(\frac{{2,4}}{{12}}\) = 0,2 mol

=> nC : nH = 0,2 : 0,6 = 1 : 3

=> Công thức đơn giản nhất của A là (CH3)n 

M = 30 => n = 2

=> CTPT của A là C2H6

Câu 19 :

Cho các hợp chất sau: CH4, C2H6, C2H4, H2. Có bao nhiêu chất tác dụng với dung dịch nước brom ở nhiệt độ thường?

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Chất tác dụng với dung dịch nước brom là C2H4 vì trong phân tử C2H4 có liên kết đôi

CH2 = CH2 + Br2 → CH2Br=CH2Br 

Câu 20 :

Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít hỗn hợp khí metan và axetilen cần dùng 13,44 lít khí oxi. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp là

  • A.

    CH4 40% và C2H2 60%.

  • B.

    CH4 80% và C2H2 20%.

  • C.

    CH4 20% và C2H2 80%.        

  • D.

    CH4 60% và C2H2 40%.        

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Gọi số mol của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y mol

=> nhỗn hợp = PT (1)

CH4   +   2O2 → CO2 + 2H2O

 x mol → 2x mol

2C2H2  +  5O→ 4CO2 + 2H2O

  y mol → 2,5y mol

\( => \sum {{n_{{O_2}}}} \) = PT (2)

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của CH4 và C2H2 lần lượt là x và y mol

=> nhỗn hợp = x + y = \(\frac{{5,6}}{{22,4}} = 0,25\,mol\,\,(1)\)

CH4   +   2O2 → CO2 + 2H2O

 x mol → 2x mol

2C2H2  +  5O→ 4CO2 + 2H2O

  y mol → 2,5y mol

\( =  > \sum {{n_{{O_2}}} = 2{\rm{x}} + 2,5y = 0,6\,mol\,\,\,(2)} \)

Từ (1), (2) ta có hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}x + y = 0,25\\2{\rm{x}} + 2,5y = 0,6\end{array} \right. =  > \left\{ \begin{array}{l}x = 0,05\\y = 0,2\end{array} \right.\)

$=>\%{{V}_{C{{H}_{4}}}}=\frac{0,05}{0,05+0,2}.100\%=20\%\,=>\%{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{2}}}}~=80\%$

Câu 21 :

Hãy giải thích tại sao các chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất rắn và chất lỏng?

  • A.

    Vì chất khí nhẹ hơn chất rắn và chất lỏng.

  • B.

    Vì chất khí có nhiệt độ sôi thấp hơn chất rắn và chất lỏng.

  • C.

    Vì diện tích tiếp xúc của chất khí với không khí lớn hơn.

  • D.

    Vì chất khí có khối lượng riêng lớn hơn chất rắn và lỏng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất khí dễ cháy hoàn toàn hơn các chất lỏng và chất rắn vì để tạo ra được hỗn hợp với không khí, khi đó diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí lớn hơn nhiều so với chất lỏng và chất rắn.

Câu 22 :

Cho 11,2 lít khí etilen (đktc) tác dụng với nước có axit sunfuric (H2SO4) làm xúc tác, thu được 9,2 gam rượu etylic. Hiệu suất phản ứng là

  • A.

    50%.       

  • B.

    30%.          

  • C.

    60%.    

  • D.

    40%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

PTHH: C2H4 + H2O $\xrightarrow{axit}$ C2H5OH

=> tính khối lượng rượu etylic thu được theo lí thuyết

+) $H=\frac{{{m}_{TT}}}{{{m}_{LT}}}.100%$%

Lời giải chi tiết :

Số mol khí etilen là: ${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{4}}}}=\frac{11,2}{22,4}=0,5\,mol$

PTHH: C2H4 + H2O $\xrightarrow{axit}$ C2H5OH

              0,5 mol          →          0,5 mol

=> khối lượng rượu etylic thu được theo lí thuyết là: m = 0,5.46 = 23 gam

Đề bài cho khối lượng rượu etylic thu được thực tế là 9,2 gam

Vì tính theo chất sản phẩm => Hiệu suất phản ứng $H=\frac{{{m}_{TT}}}{{{m}_{LT}}}.100%$%=$\frac{9,2}{23}$.100%=40%

Câu 23 :

Cho 10,1 gam dung dịch rượu etylic tác dụng với kim loại Na dư thu được 2,8 lít H2 (đktc). Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và của nước là 1 g/ml. Xác định độ rượu đem tham gia phản ứng?

  • A.

    92,74o        

  • B.

    96o    

  • C.

    73,92o      

  • D.

    97,24o

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+)2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑  (1)

             x mol         →         0,5x mol

2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2↑   (2)

              y mol         →                  0,5y mol

=> Lập hệ PT với số mol của H2 và tổng khối lượng rượu + nước

+) Vdd rượu = ${{V}_{{{H}_{2}}O}}+{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}$

+) Độ rượu ${{D}^{o}}=\frac{{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}}{{{V}_{dd\,ruou}}}.100$

Lời giải chi tiết :

Vì dung dịch rượu gồm rượu etylic và nước nên ta gọi: ${{n}_{{{H}_{2}}O}}=\,x\,mol$ và ${{n}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}=y\,mol$

PTHH:

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑  (1)

            x mol         →         0,5.x mol

2Na + 2C2H5OH → 2C2H5ONa + H2

              y mol         →                  0,5.y mol

Ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{align}  & 18\text{x}+46y=10,1 \\  & 0,5x+0,5y=0,125 \\ \end{align} \right.$$=>\left\{ \begin{align}  & x=0,05 \\  & y=0,2 \\ \end{align} \right.$

=> ${{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}$ nguyên chất = $\frac{m}{D}=\frac{0,2.46}{0,8}=11,5\,ml$

${{V}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{m}{D}=\frac{10,1-9,2}{1}=0,9\,ml$

=> Vdd rượu = ${{V}_{{{H}_{2}}O}}+{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}$ = 0,9 + 11,5 = 12,4 ml

=> Độ rượu ${{D}^{o}}=\frac{{{V}_{{{C}_{2}}{{H}_{5}}OH}}}{{{V}_{dd\,ruou}}}.100=\frac{11,5}{12,4}.100=92,{{74}^{o}}$

Câu 24 :

Cho 150 ml dung dịch axit axetic tác dụng hết với 100 ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 3,26 gam chất rắn khan. Nồng độ mol của dung dịch axit axetic ban đầu là

  • A.

    0,03M.       

  • B.

    0,02M.  

  • C.

    0,3M.  

  • D.

    0,2M.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

+) Vì đề bài không nói rõ là cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ hay dư nên sản phẩm sau khi cô cạn dung dịch sẽ chứa muối CH3COONa và có thể có thêm NaOH rắn, khan.

+) Gọi số mol NaOH dư là b

=> nNaOH ban đầu = nNaOH phản ứng + nNaOH dư => PT (1)

+) Chất rắn khan thu được gồm CH3COONa (a mol) và NaOH dư (b mol)

=> mrắn khan => PT (2)

Lời giải chi tiết :

nNaOH = 0,1.0,5 = 0,05 mol

Vì đề bài không nói rõ là cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ hay dư nên sản phẩm sau khi cô cạn dung dịch sẽ chứa muối CH3COONa và có thể có thêm NaOH rắn, khan.

Phương trình hóa học:

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

    a mol   →    a mol   →    a mol

Gọi số mol NaOH dư là b

=> nNaOH ban đầu = nNaOH phản ứng + nNaOH dư => a + b = 0,05 (1)

Chất rắn khan thu được gồm CH3COONa (a mol) và NaOH dư (b mol)

=> mrắn khan = 82a + 40b = 3,26 (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình: $\left\{ \begin{gathered}  a + b = 0,05 \hfill \\  82{\text{a}} + 40b = 3,26 \hfill \\ \end{gathered}  \right.$$=>\left\{ \begin{align}  & a=0,03 \\  & b=0,02 \\ \end{align} \right.$

$=>{{C}_{M\,C{{H}_{3}}COOH}}=\frac{0,03}{0,15}=0,2M$

Câu 25 :

Cho sơ đồ phản ứng sau: C2H4 → X → CH3COOH → CH3COOC2H5. Chất X là

  • A.

    CH4.         

  • B.

    C6H6.    

  • C.

    C2H2

  • D.

    C2H5OH.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

C2H4 → C2H5OH → CH3COOH → CH3COOC2H5

Phương trình hóa học:

C2H4 + H2O $\xrightarrow{axit}$ C2H5OH

C2H5OH + O2 $\xrightarrow{men\,giam}$ CH3COOH + H2O

CH3COOH + C2H5OH $\overset{{{H}_{2}}\text{S}{{O}_{4\,d}}}{\mathop{\rightleftarrows }}\,$ CH3COOC2H5 + H2O

Câu 26 :

Thuỷ phân hoàn toàn m gam saccarozơ thu được 270 gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ. Giá trị của m là

  • A.

    270,0.        

  • B.

    229,5.   

  • C.

    243,0.      

  • D.

    256,5.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

C12H22O11 + H2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ C6H12O6 + C6H12O6        (1)

=> nglucozơ = nfructozơ 

=> mglucozơ + mfructozơ 

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol saccarozơ đã thủy phân là x mol

C12H22O11 + H2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ C6H12O6 + C6H12O6        (1)

    x mol                →              x mol  →   x mol

=> mglucozơ + mfructozơ  = 180x + 180x = 270 gam

=> x = 0,75 mol

=> msaccarozơ = 0,75.342 = 256,5 gam

Câu 27 :

Thủy phân 1 kg sắn chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Với hiệu suất phản ứng 85%, lượng glucozơ thu được là

  • A.

    261,43 gam. 

  • B.

    200,8 gam.  

  • C.

    188,89 gam.      

  • D.

    192,5 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính mtinh bột nguyên chất

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

→ khối lượng glucozơ LT

Vì hiệu suất phản ứng đạt 85% => ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(TT)}}={{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}.85\%$

Lời giải chi tiết :

Trong 1 kg sắn chứa 20% tinh bột => mtinh bột nguyên chất = 1.20% = 0,2 kg = 200 gam

(-C6H10O5-)n + nH2O $\xrightarrow{axit,\,{{t}^{o}}}$ nC6H12O6 (glucozơ)

    162n gam                                   180n gam

    200 gam                 →              $\frac{200.180n}{162n}=\frac{2000}{9}$ gam

=> ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}=\frac{2000}{9}\,gam$

Vì hiệu suất phản ứng đạt 85%

=> ${{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(TT)}}={{m}_{{{C}_{6}}{{H}_{12}}{{O}_{6}}(LT)}}.85%=\frac{2000}{9}.85%=188,89\,gam$%=188,89 gam

Câu 28 :

Polietilen có khối lượng phân tử 14000 đvC. Hệ số trùng hợp n là

  • A.

    300

  • B.

    500

  • C.

    200

  • D.

    100

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Mắt xích của polietilen là -CH2-CH2- => Mmắt xích

+)  Mpolime = n . Mmắt xích => n

Lời giải chi tiết :

nCH2=CH2 $\xrightarrow{{{t}^{o}},\,xt}$ (-CH2-CH2-)n

Mắt xích của polietilen là -CH2-CH2- => Mmắt xích = 28

Ta có:  Mpolime = n . Mmắt xích => 28.n = 14000 => n = 500

Câu 29 :

Cao su Buna là cao su tổng hợp rất phổ biến, có công thức cấu tạo như sau:

…-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH=CH-CH2-…

Công thức một mắt xích và công thức tổng quát của cao su Buna là

  • A.

    -CH2-CH=CH- và [-CH2-CH=CH-]n 

  • B.

    -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

  • C.

    -CH2-CH=CH-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-]n

  • D.

    -CH2-CH=CH-CH2-CH2- và [-CH2-CH=CH-CH2-CH2-]n

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Viết lại công thức cấu tạo của cao su Buna là:

…(-CH2-CH=CH-CH2-)(CH2-CH=CH-CH2-)(CH2-CH=CH-CH2-)…

=> công thức một mắt xích là  -CH2-CH=CH-CH2-

=> công thức tổng quát của cao su Buna là [-CH2-CH=CH-CH2-]n

Câu 30 :

Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít anken A trong oxi dư thu được hỗn hợp khí B. Cho B lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng Ca(OH)2 dư. Thấy khối lượng bình 1 tăng 5,4 gam, bình 2 có 30 gam kết tủa. CTPT của A là

  • A.

    C2H4

  • B.

    C3H6.

  • C.

    C4H8.

  • D.

    C5H10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) Từ khối lượng bình 1 tăng và khối lượng kết tủa bình 2 => số mol CO­2 và H2O => CTTQ của A

+) Viết pthh:   ${C_n}{H_{2n}} + \frac{{3n}}{2}{O_2} \to nC{O_2} + n{H_2}O$

=> tính n theo PT

Lời giải chi tiết :

Gọi CTPT của $A$ là ${{C}_{n}}{{H}_{2n}}$$(n\ge 2)$

${{m}_{{{H}_{2}}O}}=5,4(g)\Rightarrow {{n}_{{{H}_{2}}O}}=\frac{5,4}{18}=0,3(mol)$

${{n}_{CaC{{O}_{3}}}}=\frac{30}{100}=0,3(mol)={{n}_{C{{O}_{2}}}}$

${{n}_{A}}=\frac{2,24}{22,4}=0,1(mol)$

pthh:     ${{C}_{n}}{{H}_{2n}}+\frac{3n}{2}{{O}_{2}}\to nC{{O}_{2}}+n{{H}_{2}}O$

theo pt:     1                          $n$         $n$

theo đb:   0,1                        0,3        0,3    (mol)

Ta có: $0,1\cdot n=0,3\cdot 1\Leftrightarrow n=3$

Vậy CTPT của $A$ là: ${{C}_{3}}{{H}_{6}}$

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.