Đề thi học kì 1 Hóa 9 - Đề số 3

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Vai trò của oxi là

  • A.

    oxi hóa tạp chất

  • B.

    oxi hóa cacbon

  • C.

    oxi hóa một phần Fe

  • D.

    cả A, B, C đều xảy ra

Câu 2 :

Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4

  • A.

    Fe

  • B.

    Zn

  • C.

    Cu

  • D.

    Mg

Câu 3 :

Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?

  • A.

    $CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}$

  • B.

    $Ca{(OH)_2} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaOH$

  • C.

    $CaC{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}CaO + C{O_2}$

  • D.

    $Ca{(HC{O_3})_2} \to CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O$

Câu 4 :

Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?

  • A.

    Ba(OH)2.        

  • B.

    Ca(NO3)2.       

  • C.

    AgNO3.

  • D.

    MgSO4.

Câu 5 :

Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

  • A.
    Ăn mòn vật lý.            
  • B.
    Ăn mòn hóa học.        
  • C.
    Ăn mòn sinh học.        
  • D.
    Ăn mòn toán học.
Câu 6 :

Chất không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là

  • A.
    Mg. 
  • B.
    Cu.
  • C.
    KOH.
  • D.
    Fe.
Câu 7 :

Dung dịch Ca(OH)2  và  dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì:

  • A.
    Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit.
  • B.
    Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit.
  • C.
    Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.
  • D.
    Tác dụng với oxit axit và axit.
Câu 8 :

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

  • A.

    C, S, O, Fe

  • B.

    Cl, C, P, S

  • C.

    P, S, Si, Ca

  • D.

    K, N, P, Si

Câu 9 :

 Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân nào sau đây?

  • A.
    Là kim loại rất cứng                                                           
  • B.
    Là kim loại rất mềm
  • C.
     Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao                         
  • D.
    Là kim loại có khối lượng phân tử lớn.
Câu 10 :

Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

  • A.
    Al.       
  • B.
    Fe.       
  • C.
    Mg.      
  • D.
    Cu.
Câu 11 :

Clo tác dụng với hiđro tạo thành sản phẩm gì?

  • A.

    Hiđro clorua

  • B.

    Hiđro florua    

  • C.

    Hiđro bromua 

  • D.

    Hiđro iotua

Câu 12 :

Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

  • A.

    các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

  • B.

    nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác.

  • C.

    nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác.

  • D.

    nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.

Câu 13 :

Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và NaCl ta có thể dùng chất có công thức

  • A.
    CaCO3                              
  • B.
    HCl                                                     
  • C.
    Mg(OH)2  
  • D.
    CuO
Câu 14 :

Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo tự) CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Biết

rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó, B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; C không tan trong nước nhưng bị  phân hủy ở nhiệt ; D rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là

  • A.
    Pb(NO3)2, NaCl, CaCO3, CaSO4.       
  • B.
    NaCl, CaSO4, CaCO3, Pb(NO3)2.
  • C.
    CaSO4, NaCl, Pb(NO3)2, CaCO3
  • D.
    CaCO3, Pb(NO3)2, NaCl, CaSO4.
Câu 15 :

Hiện tượng khi thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2 là:

  • A.
    Xuất hiện kết tủa hồng.                      
  • B.
    Xuất hiện kết tủa trắng.
  • C.
    Xuất hiện kết tủa xanh lam.                            
  • D.
    Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.
Câu 16 :

Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat. SiO2

  • A.

    oxit axit

  • B.

    oxit trung tính

  • C.

    oxit bazơ        

  • D.

    oxit lưỡng tính

Câu 17 :

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

  • A.
    H2SO4 đặc.      
  • B.
    P2O5 khan.       
  • C.
    NaOH rắn.      
  • D.
    CuSO4 khan.
Câu 18 :

Nhúng 1 lá Fe nhỏ vào  dung dịch dư chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, NaCl, AgNO3, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4
Câu 19 :

Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là

  • A.

    1,50M.

  • B.

    1,25M.

  • C.

    1,35M.

  • D.

    1,20M.

Câu 20 :

Hòa tan vừa đủ 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là :

  • A.

    60 gam 

  • B.

    40 gam 

  • C.

    50 gam                    

  • D.

    73 gam

Câu 21 :

Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.

  • A.

    12,0 gam.

  • B.

    10,8 gam.

  • C.

    14,4 gam.       

  • D.

    18,0 gam.

Câu 22 :

Hoà tan hoàn toàn 6,5 gam một kim loại A chưa rõ hoá trị vào dung dịch axit H2SO4, thì thu được 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại A là

  • A.

    Zn

  • B.

    Fe

  • C.

    Mg

  • D.

    Al

Câu 23 :

Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

  • A.

    quỳ tím và dung dịch BaCl2.

  • B.

    quỳ tím và dung dịch KOH.

  • C.

    phenolphtalein.           

  • D.

    phenolphtalein và dung dịch NaCl.

Câu 24 :

Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vào một dung dịch có hòa tan 28 g KOH, sản phẩm là muối K2CO3. Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng.

  • A.

    13,8 gam

  • B.

    27,8 gam

  • C.

    45,2 gam

  • D.

    27,6g

Câu 25 :

Cho 20 gam CaCO3 vào 200 ml dung dịch HCl 3M. Số mol chất còn dư sau phản ứng là:

  • A.
    0,4 mol    
  • B.
     0,2 mol  
  • C.
    0,3 mol 
  • D.
    0,25 mol
Câu 26 :

Cho 4,6 gam một kim loại M hóa trị I phản ứng với khí Clo tạo thành 11,7g muối. M là kim loại nào sau đây?

  • A.
    Ag                                  
  • B.
     Li                                       
  • C.
    K
  • D.
    Na
Câu 27 :

Dung dịch muối AlCl3 có lẫn tạp chất FeCl2, có thể dùng chất nào để làm sạch muối nhôm:

  • A.
    AgNO3.
  • B.
    NaOH.
  • C.
    Mg.
  • D.
    Al.
Câu 28 :

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2Ovà Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

  • A.

    0,3 mol.

  • B.

    0,6 mol.

  • C.

    0,4 mol.

  • D.

    0,25 mol.

Câu 29 :

Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là

  • A.

    6,72 lít.

  • B.

    3,36 lít.

  • C.

    4,48 lít.

  • D.

    2,24 lít.

Câu 30 :

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A.

    0,224

  • B.

    0,560

  • C.

    0,112

  • D.

    0,448

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Quá trình sản xuất thép từ gang trắng, người ta cho thêm oxi của không khí vào. Vai trò của oxi là

  • A.

    oxi hóa tạp chất

  • B.

    oxi hóa cacbon

  • C.

    oxi hóa một phần Fe

  • D.

    cả A, B, C đều xảy ra

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Vai trò của oxi là để oxi hóa các chất

Lời giải chi tiết :

Vai trò của oxi là để oxi hóa các tạp chất (S, Si, Mn), C và oxi hóa 1 phần Fe để tạo thành xỉ và tách ra khỏi gang

Câu 2 :

Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4

  • A.

    Fe

  • B.

    Zn

  • C.

    Cu

  • D.

    Mg

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Dựa vào dãy hoạt động hóa học của kim loại:

- Sử dụng kim loại có mức độ hoạt động mạnh hơn Cu để có phản ứng hóa học với dd CuSOmà không phản ứng với dd ZnSO4.

- Loại phương án Fe và Cu.

- Đối với Mg và Zn, xét xem sử dụng kim loại nào phù hợp nhất để sau phản ứng chỉ thu được dd Zn(SO4) tinh khiết.

Lời giải chi tiết :

- Dùng kẽm vì có phản ứng:

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Sau khi dùng dư Zn, Cu tạo thành không tan được tách ra khỏi dung dịch và thu được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

- Không dùng Mg vì có phản ứng:

Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu ↓

Sau phản ứng có dd MgSOtạo thành, như vậy không tách được dung dịch ZnSO4 tinh khiết.

Câu 3 :

Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây?

  • A.

    $CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}$

  • B.

    $Ca{(OH)_2} + N{a_2}C{O_3} \to CaC{O_3} \downarrow + 2NaOH$

  • C.

    $CaC{O_3}\xrightarrow{{{t^0}}}CaO + C{O_2}$

  • D.

    $Ca{(HC{O_3})_2} \to CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O$

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Quá trình tạo thạch nhũ là quá trình tạo ra CaCO3

Lời giải chi tiết :

Sự hình thành thạch nhũ: $Ca{(HC{O_3})_2} \to CaC{O_3} \downarrow + C{O_2} + {H_2}O$

Sư xâm thực đá vôi (quá trình hòa tan núi đá vôi): $CaC{O_3} + C{O_2} + {H_2}O \to Ca{(HC{O_3})_2}$

Câu 4 :

Chất nào sau đây tác dụng với axit HCl tạo kết tủa trắng?

  • A.

    Ba(OH)2.        

  • B.

    Ca(NO3)2.       

  • C.

    AgNO3.

  • D.

    MgSO4.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Chất kết tủa có chứa gốc Cl là AgCl và PbCl2

Chất tạo kết tủa trắng với HCl là AgNO3

PTHH:  AgNO3 + HCl → AgCl↓trắng + HNO3

Câu 5 :

Ăn mòn kim loại do ma sát được gọi là:

  • A.
    Ăn mòn vật lý.            
  • B.
    Ăn mòn hóa học.        
  • C.
    Ăn mòn sinh học.        
  • D.
    Ăn mòn toán học.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào kiến thức về ăn mòn kim loại

Lời giải chi tiết :

Ăn mòn kim loại do ma sát không làm thay đổi tính chất hóa học của kim loại => là ăn mòn vật lí

Câu 6 :

Chất không tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng là

  • A.
    Mg. 
  • B.
    Cu.
  • C.
    KOH.
  • D.
    Fe.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của H2SO4 loãng

+ Làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ

+ Tác dụng với oxit baz ơ, ba zơ tạo thành muối và nước

+ Tác dụng với kim loại (đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại)

+ Tác dụng với muối (đk: tạo thành chất kết tủa hoặc bay hơi)

Lời giải chi tiết :

A. Mg + H2SO4 loãng → MgSO4 + H2

B. Loại vì Cu đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại

C. 2KOH + H2SO4 loãng → K2SO4 + H2O

D. Fe + H2SO4 loãng → FeSO4 + H2

Câu 7 :

Dung dịch Ca(OH)2  và  dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì:

  • A.
    Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit.
  • B.
    Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với axit.
  • C.
    Làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.
  • D.
    Tác dụng với oxit axit và axit.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của bazơ tan.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch Ca(OH)2  và  dung dịch NaOH có những tính chất hóa học của bazơ tan vì: làm đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với oxit axit và axit.

Câu 8 :

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là

  • A.

    C, S, O, Fe

  • B.

    Cl, C, P, S

  • C.

    P, S, Si, Ca

  • D.

    K, N, P, Si

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Cần thuộc bảng nguyên tố hóa học trong SGK, những chất có màu xanh là phi kim

Lời giải chi tiết :

Dãy gồm các nguyên tố phi kim là Cl, C, P, S

Câu 9 :

 Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì những nguyên nhân nào sau đây?

  • A.
    Là kim loại rất cứng                                                           
  • B.
    Là kim loại rất mềm
  • C.
     Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao                         
  • D.
    Là kim loại có khối lượng phân tử lớn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Kim loại vonfam được dùng làm dây tóc bóng đèn vì Là kim loại có nhiệt độ nóng chảy rất cao

Câu 10 :

Cho hỗn hợp bột gồm: Al, Fe, Mg và Cu vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được chất rắn T không tan. Vậy T là:

  • A.
    Al.       
  • B.
    Fe.       
  • C.
    Mg.      
  • D.
    Cu.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

HCl chỉ tác dụng được với các kim loại đứng trước H trong dãy điện hóa của kim loại

Lời giải chi tiết :

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không tan trong dd HCl => chất rắn T là Cu

Câu 11 :

Clo tác dụng với hiđro tạo thành sản phẩm gì?

  • A.

    Hiđro clorua

  • B.

    Hiđro florua    

  • C.

    Hiđro bromua 

  • D.

    Hiđro iotua

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Clo tác dụng với hiđro tạo thành hiđro clorua

H2 + Cl2 → 2HCl

Câu 12 :

Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa:

  • A.

    các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

  • B.

    nguyên tố nitơ và một số nguyên tố khác.

  • C.

    nguyên tố photpho và một số nguyên tố khác.

  • D.

    nguyên tố kali và một số nguyên tố khác.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Các loại phân bón hóa học đều là những hóa chất có chứa: các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.

Câu 13 :

Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và NaCl ta có thể dùng chất có công thức

  • A.
    CaCO3                              
  • B.
    HCl                                                     
  • C.
    Mg(OH)2  
  • D.
    CuO

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Để phân biệt hai dung dịch Na2CO3 và NaCl ta có thể dùng chất HCl vì

Na2CO3  + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2  còn NaCl không tác dụng nên không có hiện tượng

Câu 14 :

Cho các muối A, B, C, D là các muối (không theo tự) CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Biết

rằng A không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó, B không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó; C không tan trong nước nhưng bị  phân hủy ở nhiệt ; D rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao. A, B, C và D lần lượt là

  • A.
    Pb(NO3)2, NaCl, CaCO3, CaSO4.       
  • B.
    NaCl, CaSO4, CaCO3, Pb(NO3)2.
  • C.
    CaSO4, NaCl, Pb(NO3)2, CaCO3
  • D.
    CaCO3, Pb(NO3)2, NaCl, CaSO4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào hiểu biết về các chất đã cho, từ đó xác định được A,B,C,D tương ứng

Lời giải chi tiết :

A là Pb(NO3)2 vì kim loại Pb rất độc

B là NaCl vì NaCl là muối ăn, nên có vị mặn

C là CaCO3.  CaCO3 là muối không tan và dễ bị nhiệt phân hủy

CaCO\(\buildrel {{t^0}} \over\longrightarrow \) CaO + CO2↑               

D là CaSO4. Muối CaSO4 ít tan trong nước và không bị nhiệt phân hủy.

Câu 15 :

Hiện tượng khi thêm vài giọt dung dịch H2SO4 vào dung dịch BaCl2 là:

  • A.
    Xuất hiện kết tủa hồng.                      
  • B.
    Xuất hiện kết tủa trắng.
  • C.
    Xuất hiện kết tủa xanh lam.                            
  • D.
    Xuất hiện kết tủa nâu đỏ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa trắng

H2SO4 + BaCl2 → BaSO4↓ trắng + 2HCl

Câu 16 :

Silic đioxit (SiO2) tan chậm trong dung dịch kiềm đặc, nóng, tan dễ trong dung dịch kiềm nóng chảy tạo thành silicat. SiO2

  • A.

    oxit axit

  • B.

    oxit trung tính

  • C.

    oxit bazơ        

  • D.

    oxit lưỡng tính

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Tan được trong dung dịch kiềm => SiO2 là oxit axit

Câu 17 :

Chất nào sau đây không được dùng để làm khô khí CO2?

  • A.
    H2SO4 đặc.      
  • B.
    P2O5 khan.       
  • C.
    NaOH rắn.      
  • D.
    CuSO4 khan.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất làm khô được khí CO­2 là chất có tính háo nước(hút nước hoặc phản ứng với nước) nhưng không phản ứng được với CO­2

Lời giải chi tiết :

NaOH rắn không làm khô được khí CO2 vì có phản ứng với CO2

2NaOH + CO2 → Na2CO3 +H2O

Câu 18 :

Nhúng 1 lá Fe nhỏ vào  dung dịch dư chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, NaCl, AgNO3, HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là:

  • A.
    1
  • B.
    2
  • C.
    3
  • D.
    4

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là : FeCl3

Câu 19 :

Hòa tan hoàn toàn 10 gam MgO cần dùng vừa đủ 400 ml dung dịch HCl aM thu được dung dịch X. Giá trị của a là

  • A.

    1,50M.

  • B.

    1,25M.

  • C.

    1,35M.

  • D.

    1,20M.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

+) tính theo PTHH: nHCl = 2.nMgO

+)${C_M} = \frac{n}{V}$

Lời giải chi tiết :

nMgO = 0,25 mol

MgO  +  2HCl → MgCl2 + H2O

0,25  →  0,5 mol

=> Nồng độ của dung dịch HCl là  ${C_M} = \dfrac{n}{V} = \dfrac{{0,5}}{{0,4}} = 1,25M$

Câu 20 :

Hòa tan vừa đủ 5,6 gam CaO vào dung dịch HCl 14,6% . Khối lượng dung dịch HCl đã dùng là :

  • A.

    60 gam 

  • B.

    40 gam 

  • C.

    50 gam                    

  • D.

    73 gam

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính số mol HCl theo PT: CaO    +   2HCl → CaCl2 + H2O

+) Từ số mol tính khối lượng HCl => khối lượng dd HCl

Lời giải chi tiết :

nCaO = 0,1 mol

CaO    +   2HCl → CaCl2 + H2O

0,1 mol → 0,2 mol

=> mHCl = 0,2.36,5 = 7,3 gam

=> Khối lượng dd HCl đã dùng là: ${{m}_{HCl}}=\frac{7,3.100\%}{14,6\%}=50\,(gam)$

Câu 21 :

Phải đốt bao nhiêu gam cacbon để khi cho khí CO2 tạo ra trong phản ứng trên tác dụng với 3,4 lít dung dịch NaOH 0,5M ta được 2 muối với muối hiđrocacbonat có nồng độ mol bằng 1,4 lần nồng độ mol của muối trung hoà.

  • A.

    12,0 gam.

  • B.

    10,8 gam.

  • C.

    14,4 gam.       

  • D.

    18,0 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol.

+) Gọi  ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = x\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{NaHC{O_3}}} = 1,4{\text{x}}\,\,{\text{mol}}$

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

CO2 + NaOH → NaHCO3 

Từ PTHH, tính số mol NaOH và CO2 theo Na2CO3 và NaHCO3 => tính x

C + O2  →  CO2

+) nC = nCO2

Lời giải chi tiết :

Vì thể tích dung dịch không thay đổi nên tỉ lệ về nồng độ cũng chính là tỉ lệ về số mol.

Gọi  ${n_{N{a_2}C{O_3}}} = x\,\,mol\,\, = > \,\,{n_{NaHC{O_3}}} = 1,4{\text{x}}\,\,{\text{mol}}$

CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O

  x   ←   2x      ←       x

CO2 + NaOH → NaHCO3

1,4x ← 1,4x  ←   1,4x 

=> nNaOH = 2x + 1,4x = 1,7 => x = 0,5

=> nCO2 = x + 1,4x = 1,2 mol

C + O2  →  CO2

=> nC = nCO2 = 1,2 mol

=> mC = 1,2.12 = 14,4 gam

Câu 22 :

Hoà tan hoàn toàn 6,5 gam một kim loại A chưa rõ hoá trị vào dung dịch axit H2SO4, thì thu được 2,24 lít H2 (đktc). Kim loại A là

  • A.

    Zn

  • B.

    Fe

  • C.

    Mg

  • D.

    Al

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi kim loại A có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

+) Từ PTHH, tính số mol A theo số mol H2

+) Áp dụng công thức: $m = M.n{\text{ }} = > A = \frac{m}{n}$

Lời giải chi tiết :

${n_{{H_2}}} = 0,1\,\,mol$

Gọi kim loại A có hóa trị n (n = 1, 2, 3, 4)

2A + nH2SO4 → A2(SO4)n + nH2

$\frac{{0,2}}{n}$                   ←                    0,1   mol

Áp dụng công thức:  $m = M.n{\text{ }} = > A = \frac{m}{n} = \frac{{6,5}}{{\frac{{0,2}}{n}}} = > A = 32,5n$

n

1

2

3

4

A

32,5 (loại)

65 (Zn)

 97,5 (loại)

 130 (loại)

Kim loại A là Zn

Câu 23 :

Để nhận biết các dung dịch sau: H2SO4, NaOH, HCl, người ta dùng

  • A.

    quỳ tím và dung dịch BaCl2.

  • B.

    quỳ tím và dung dịch KOH.

  • C.

    phenolphtalein.           

  • D.

    phenolphtalein và dung dịch NaCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Nhận biết axit và bazơ bằng quỳ tím

+) Nhận biết 2 axit còn lại bằng dựa vào tính chất riêng của H2SO4

Lời giải chi tiết :

Dùng quỳ tím:

+ NaOH làm quỳ chuyển màu xanh

+ H2SO4, HCl làm quỳ chuyển màu đỏ

Dùng BaCl2 nhận 2 dung dịch axit:

+ Có kết tủa trắng là H2SO4

H2SO4 + BaCl2 →  BaSO4  +2HCl

+ Không có hiện tượng gì là HCl

Câu 24 :

Dẫn từ từ 4,48 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vào một dung dịch có hòa tan 28 g KOH, sản phẩm là muối K2CO3. Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng.

  • A.

    13,8 gam

  • B.

    27,8 gam

  • C.

    45,2 gam

  • D.

    27,6g

Đáp án : D

Phương pháp giải :

PTHH xảy ra: CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

Dựa vào phương trình hóa học. Tính số mol K2CO3 theo số mol chất phản ứng hết.

Lời giải chi tiết :

({n_{CO2}} = {{4,48} \over {22,4}} = 0,2mol\)

\({n_{KOH}} = {{28} \over {56}} = 0,5mol \Rightarrow {n_{KOH}} > 2{n_{CO2}}\)

=> CO2 phản ứng hết. KOH dư. Mọi tính toán theo CO2

CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O

Bđ          0,2        0,5                                 (mol)

Pư          0,2        0,4            0,2                (mol)

Sau -      0,1        0,2                 (mol)

mK2CO3 =0,2 . 138 = 27,6(gam)

Câu 25 :

Cho 20 gam CaCO3 vào 200 ml dung dịch HCl 3M. Số mol chất còn dư sau phản ứng là:

  • A.
    0,4 mol    
  • B.
     0,2 mol  
  • C.
    0,3 mol 
  • D.
    0,25 mol

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Bài toán cho số liệu 2 chất tham gia phản ứng => đây là bài toán lượng chất hết dư

Viết PTHH xảy ra, xét xem chất nào phản ứng hết. Mọi tính toán theo số mol của chất phản ứng hết.

Lời giải chi tiết :

n CaCO3 = m CaCO3 : M CaCO3 = 20 : 100 = 0,2 mol

nHCl = VHCl . CM HCl =  0,2 . 3 = 0,6 mol

PTHH: CaCO3 + 2HCl→ CaCl2 + H2O + CO2

Tỉ lệ:     1             2

Pứ:     0,2 mol      0,6 mol

Ta có \({{{n_{CaC{O_3}}}} \over 1} < {{{n_{HCl}}} \over 2}(0,2 < 0,3)\)

=> CaCO3 phản ứng hết và HCl còn dư

nHCl phản ứng = 2nCaCO3 = 0,4 mol

=> nHCl dư = nHCl – nHCl phản ứng = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol

Câu 26 :

Cho 4,6 gam một kim loại M hóa trị I phản ứng với khí Clo tạo thành 11,7g muối. M là kim loại nào sau đây?

  • A.
    Ag                                  
  • B.
     Li                                       
  • C.
    K
  • D.
    Na

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phương pháp :

CT của muối clorua của M là MCl

2M + Cl2 → 2MCl

Lời giải chi tiết :

Ta có PTHH

2M   +   Cl2   →    2MCl

\frac{{4,6}}{M}                →\frac{{4,6}}{M}

→mMCl = \frac{{4,6}}{M}.(M+35,5) =11,7 → M =23 (Na)

Câu 27 :

Dung dịch muối AlCl3 có lẫn tạp chất FeCl2, có thể dùng chất nào để làm sạch muối nhôm:

  • A.
    AgNO3.
  • B.
    NaOH.
  • C.
    Mg.
  • D.
    Al.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Để làm sạch muối nhôm cần phải loại bỏ muối FeCl2 mà vẫn giữ sạch muối AlCl3.

Lời giải chi tiết :

Dùng Al để làm sạch muối nhôm vì 2Al + 3FeCl2 → 2AlCl3 + 3Fe. Sau đó lọc bỏ Fe sẽ thu được muối AlCl3 tinh khiết

Câu 28 :

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp X gồm Fe2Ovà Al trong điều kiện không có không khí thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2. Mặt khác nếu cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2. Số mol Al trong X là

  • A.

    0,3 mol.

  • B.

    0,6 mol.

  • C.

    0,4 mol.

  • D.

    0,25 mol.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol            →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,1 mol            ←           0,1 mol

Lời giải chi tiết :

Cho Y tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2 => trong Y chứa Al dư

2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

0,2 mol                       ←                      0,3 mol

=> nAl dư = 0,2 mol

Y tác dụng với dung dịch HCl dư sẽ thu được 0,4 mol H2

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2

0,2 mol            →          0,3 mol

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

0,1 mol          ←          0,1 mol

Phản ứng nhiệt nhôm:

2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe

0,1 mol            ←           0,1 mol

=> ∑nAl ban đầu = nAl dư + nAl phản ứng = 0,2 + 0,1 = 0,3 mol

Câu 29 :

Để chuyển 11,2 gam Fe thành FeCl3 thì thể tích khí clo (đktc) cần dùng là

  • A.

    6,72 lít.

  • B.

    3,36 lít.

  • C.

    4,48 lít.

  • D.

    2,24 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2FeCl3

+) Tính số mol Fe => tính số mol Cl2 theo số mol Fe

Lời giải chi tiết :

nFe = 0,2 mol

2Fe + 3Cl2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2FeCl3

0,2 → 0,3 mol

=> V = 0,3.22,4 = 6,72 lít

Câu 30 :

Cho V lít khí CO (ở đktc) phản ứng với một lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO và Fe2O3 nung nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng hỗn hợp rắn giảm 0,32 gam. Giá trị của V là

  • A.

    0,224

  • B.

    0,560

  • C.

    0,112

  • D.

    0,448

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + 3CO2

Từ 2 PTHH ta có:  ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{CuO,{\text{ }}F{e_2}{O_3}}} = {m_{C{O_2}}}$ + mrắn sau phản ứng => a 

Lời giải chi tiết :

Giả sử khối lượng hỗn hợp rắn ban đầu là m gam => khối lượng rắn sau phản ứng là (m – 0,32) gam

CO + CuO $\xrightarrow{{{t^o}}}$ Cu + CO2

3CO + Fe2O3 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Fe + 3CO2

Từ 2 PTHH ta có:  ${n_{CO}} = {n_{C{O_2}}} = a\,mol$

Bảo toàn khối lượng: ${m_{CO}} + {m_{CuO,{\text{ }}F{e_2}{O_3}}} = {m_{C{O_2}}}$ + mrắn sau phản ứng

=> 28a + m = 44a + m – 0,32

=> a = 0,02 mol

=> V = 0,02.22,4 = 0,448 lít

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.