Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 9 - Đề số 4

Tổng hợp đề thi giữa kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Tỉ lệ khối lượng của nguyên tố oxi và hiđro trong H2O lần lượt là:

  • A.
     1:8.
  • B.
     8:1.
  • C.
     1:2.
  • D.
     2:16.
Câu 2 :

Khí nitơ trong không khí chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích?

  • A.
     11%.
  • B.
     21%.
  • C.
     68%.
  • D.
     78%.
Câu 3 :

Khí oxi có thể thu bằng phương pháp đẩy nước vì:

  • A.
     Khí oxi nhẹ hơn nước.
  • B.
     Khí oxi khó hóa lỏng.
  • C.
     Khí oxi tan nhiều trong nước.
  • D.
     Khí oxi tan ít trong nước.
Câu 4 :

Dãy chất nào sau đây đều là oxit axit?

  • A.
     FeO, SiO3, MgO.
  • B.
     P2O5, CO2, SO3.
  • C.
     CaO, Na2O, Fe3O4.
  • D.
     N2O5, BaO, SO2.
Câu 5 :

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng phân hủy?

  • A.
     2KMnO4    K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
  • B.
     O2 + 4Na    2Na2O
  • C.
     CaO + H2O ⟶  Ca (OH)2  
  • D.
     2Na + 2H2O ⟶  2NaOH + H2 ↑
Câu 6 :

Khí hiđro được ứng dụng trong đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại vì:

  • A.
     là chất khí nhẹ nhất.
  • B.
     khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
  • C.
     chiếm oxi trong hợp chất oxit.
  • D.
     tan rất nhiều trong nước.
Câu 7 :

Một oxit của sắt trong đó oxi chiếm 30% về khối lượng. Công thức của oxit là:

  • A.
     FeO.
  • B.
     Fe3O5.
  • C.
     Fe2O3.
  • D.
     Fe3O4.
Câu 8 :

Muốn điều chế 2,24 lít khí O2 (đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là:

  • A.
     31,6 gam.
  • B.
     39,5 gam.
  • C.
     41,5 gam.
  • D.
     47,4 gam.
Câu 9 :

Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em học sinh đốt cháy 2,4 gam cacbon trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (đktc). Khối lượng chất dư sau phản ứng là

  • A.
     1,2 gam.
  • B.
     2,4 gam.
  • C.
     4,8 gam.
  • D.
     6,4 gam.
Câu 10 :

Để nhận biết khí H2 ta dẫn khí H2 đi qua:

  • A.
     Bột Cu nung nóng.
  • B.
     DUng dịch Cu(OH)2.
  • C.
     Bột CuO nung nóng.
  • D.
     Dung dịch CuCl2.
Câu 11 :

Thể tích khí hiđro ở đktc cần dùng để tạo ra được 1,8 gam nước là:

  • A.
     2,24 lit.
  • B.
     3,36 lit.
  • C.
     4,48 lit.
  • D.
     5,60 lit.
Câu 12 :

Tên gọi của hợp chất H2CO3 là:

  • A.
     Axit cacbohiđric.
  • B.
     Axit cacbonat.
  • C.
     Axit cacbonic.
  • D.
     Axit cacbonơ.
Câu 13 :

Tìm các chất A, B, C, D thích hợp để hoàn thành phản ứng sau:

S + O2   A  

H2 + CuO ⟶ B + H2O↑ 

2Fe + O2 ⟶ 2C

Zn + 2HCl ⟶ D + H2

  • A.
     SO2, Cu, Fe3O4, ZnCl2.
  • B.
     SO3, Cu, FeO, ZnCl.
  • C.
     SO2, Cu, FeO, ZnCl2.
  • D.
     SO3, Cu, Fe2O3, ZnCl.
Câu 14 :

 Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt 3 lọ đựng riêng biệt các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, NaNO3?

  • A.
     Quỳ tím.
  • B.
     Ba(OH)2.
  • C.
     H2O.
  • D.
     CaCl2.
Câu 15 :

Hòa tan hoàn toàn 1,3 gam kim loại Zn vào dung dịch axit clohiđric HCl, sau phản ứng thu được muối ZnCl2 và khí H2. Khối lượng axit HCl cần dùng và thể tích khí H2 (đktc) là:

  • A.
     1,46 gam và 4,48 lít.
  • B.
     2,92 gam và 2,24 lít.
  • C.
     0,73 gam và 6,72 lít.
  • D.
     2,19 gam và 3,36 lít.
Câu 16 :

Biện pháp nào không được sử dụng để chống ô nhiễm nguồn nước?

  • A.
     Xử lý rác sinh hoạt đúng cách.
  • B.
     Xử lý nước thải đúng cách.
  • C.
     Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
  • D.
     Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.
Câu 17 :

 Hòa tan 1 ít Na2O vào nước, dung dịch thu được làm cho giấy quỳ tím chuyển màu gì?

  • A.
     Đỏ.
  • B.
     Xanh.
  • C.
     Vàng.
  • D.
     Trắng.
Câu 18 :

 Phản ứng hóa học nào sau đây thuộc loại phản ứng thế?

  • A.
     4P + 5O2    2P2O5.                                
  • B.
     2KClO3    2KCl + 3O2.
  • C.
     Fe3O4 + 4H2   3Fe + 4H2O.              
  • D.
     HCl + NaOH ⟶ NaCl + H2O. 
Câu 19 :

Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm?

  • A.
     Zn và H2SO4(loãng).  
  • B.
     Zn và H2O.             
  • C.
     MnO2 và HCl.        
  • D.
     CH4 và HCl.
Câu 20 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm các axit?

  • A.
     MgO, Na2O, K2O, Fe2O3.                          
  • B.
     HCl, H2SO4 , HBr, H3PO4.
  • C.
     Ba(OH)2, H2SO3, Na2SO3, P2O5.               
  • D.
     Na2SO4, NaCl, CaCO3, KNO3.
Câu 21 :

Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy nước vì:

  • A.
     Khí hiđro nhẹ hơn không khí.                   
  • B.
     Khí hiđro nặng hơn không khí.
  • C.
     Khí hiđro ít tan trong nước.                      
  • D.
     Khí hiđro tan nhiều trong nước.
Câu 22 :

Cho các chất NaCl, NaHCO3, Ca(NO3)2, KH2PO4, Al2(SO4)3. Trong đó gồm:

  • A.
     3 muối axit và 2 muối trung hòa.              
  • B.
     4 muối axit và 1 muối trung hòa.
  • C.
     1 muối axit và 4 muối trung hòa.              
  • D.
     2 muối axit và 3 muối trung hòa.
Câu 23 :

Thành phần theo thể tích của không khí là:

  • A.
     21% khí Nitơ, 78% khí Oxi, 1% các khí khác.  
  • B.
     21% khí Oxi, 78% khí Nitơ, 1% các khí khác.
  • C.
     1% khí Oxi, 21% khí Nitơ, 78% các khí khác.
  • D.
     1% khí Nitơ, 21% các khí khác, 78% khí Oxi.
Câu 24 :

Hợp chất Fe2(SO4)3 có tên gọi là:

  • A.
     Sắt(III) oxit.          
  • B.
     Sắt(III) sunfit.       
  • C.
     Sắt(III) sunfat.       
  • D.
     Sắt(III) sunfua.
Câu 25 :

Khẳng định nào sau đây là không đúng về khí hiđro?

  • A.
     Hiđro là khí không màu, không mùi.
  • B.
     Hiđro có thể tác dụng với hầu hết các kim loại ở nhiệt độ cao.
  • C.
     Hiđro là khí nhẹ nhất.
  • D.
     Hiđro tác dụng với oxi, 1 số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.
Câu 26 :

Tiến hành làm nổ hỗn hợp gồm 3,36 lít H2 và 1,12 lít O2 (đktc) thì thu được tối đa bao nhiêu gam nước?

  • A.
     1,9 gam. 
  • B.
     18 gam. 
  • C.
     1,8 gam. 
  • D.
     2,7 gam.
Câu 27 :

Cho một cây nến đang cháy vào bình thủy tinh rồi đậy kín. Hiện tượng xảy ra là

  • A.
     Nến cháy nhỏ dần rồi tắt.
  • B.
     Nến cháy to hơn.
  • C.
     Nến tắt ngay.
  • D.
     Nến cháy to hơn rồi tắt.
Câu 28 :

Chất nào sau đây là bazơ tan trong nước (kiềm)?

  • A.
     Cu(OH)2
  • B.
     Al(OH)3 . 
  • C.
     Mg(OH)2
  • D.
     NaOH.
Câu 29 :

Điền chất còn thiếu vào phương trình sau:

CaO + H2O ⟶ …

3H2+ Fe2O3  ⟶ 2Fe + ….

2Al +  6HCl ⟶ … + 3 H2O

P2O+ 3H2O ⟶ …

  • A.
     Ca(OH)2, H2O, AlCl3, H3PO4.
  • B.
     Ca2O, H2O, AlCl, H3PO4.
  • C.
     Ca(OH)2, H2, AlCl3, H3PO3.
  • D.
     Ca2O, H2, AlCl3, H3PO4.
Câu 30 :

Hoàn tan hoàn toàn 13 gam kẽm vào dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng. Khối lượng muối kẽm thu được và thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) là

  • A.
     32,2 gam và 4,48 lít.
  • B.
     38 gam và 2,24 lít.
  • C.
     32,4 gam và 8,96 lít.
  • D.
     32 gam và 1,12 lít.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Tỉ lệ khối lượng của nguyên tố oxi và hiđro trong H2O lần lượt là:

  • A.
     1:8.
  • B.
     8:1.
  • C.
     1:2.
  • D.
     2:16.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính khối lượng.

Lời giải chi tiết :

m= 2.1 = 2 gam; mO = 1.16 = 16 gam.

⟹ mO:mH  = 16:2 = 8:1.

Câu 2 :

Khí nitơ trong không khí chiếm bao nhiêu phần trăm về thể tích?

  • A.
     11%.
  • B.
     21%.
  • C.
     68%.
  • D.
     78%.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của không khí.

Lời giải chi tiết :

Thành phần không khí trên Trái Đất:

- Khí Nitơ (78%).

- Khí Oxi (21%).

- Hơi nước và các khí khác (1%).

Câu 3 :

Khí oxi có thể thu bằng phương pháp đẩy nước vì:

  • A.
     Khí oxi nhẹ hơn nước.
  • B.
     Khí oxi khó hóa lỏng.
  • C.
     Khí oxi tan nhiều trong nước.
  • D.
     Khí oxi tan ít trong nước.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của oxi.

Lời giải chi tiết :

Khí oxi có thể thu bằng phương pháp đẩy nước vì khí oxi tan ít trong nước.

Câu 4 :

Dãy chất nào sau đây đều là oxit axit?

  • A.
     FeO, SiO3, MgO.
  • B.
     P2O5, CO2, SO3.
  • C.
     CaO, Na2O, Fe3O4.
  • D.
     N2O5, BaO, SO2.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm oxit axit.

Lời giải chi tiết :

Oxit axit thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.

Những chất là oxit axit là P2O5, CO2, SO3.

Câu 5 :

Trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng phân hủy?

  • A.
     2KMnO4    K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑
  • B.
     O2 + 4Na    2Na2O
  • C.
     CaO + H2O ⟶  Ca (OH)2  
  • D.
     2Na + 2H2O ⟶  2NaOH + H2 ↑

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm phản ứng phân hủy.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.

2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2

Câu 6 :

Khí hiđro được ứng dụng trong đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại vì:

  • A.
     là chất khí nhẹ nhất.
  • B.
     khi cháy tỏa nhiều nhiệt.
  • C.
     chiếm oxi trong hợp chất oxit.
  • D.
     tan rất nhiều trong nước.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của hiđro.

Lời giải chi tiết :

Khí hiđro được ứng dụng trong đèn xì oxi – hiđro để hàn cắt kim loại vì khi cháy tỏa nhiều nhiệt

Câu 7 :

Một oxit của sắt trong đó oxi chiếm 30% về khối lượng. Công thức của oxit là:

  • A.
     FeO.
  • B.
     Fe3O5.
  • C.
     Fe2O3.
  • D.
     Fe3O4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính tỉ lệ phần trăm.

Lời giải chi tiết :

\(\% {m_{FeO}} = \frac{{16.100\% }}{{56 + 16}} = 22,22\% \)

\(\% {m_{F{e_3}{O_5}}} = \frac{{16.5.100\% }}{{56.3 + 16.5}} = 32,26\% \)

\(\% {m_{F{e_2}{O_3}}} = \frac{{16.3.100\% }}{{56.2 + 16.3}} = 30\% \)

\(\% {m_{F{e_3}{O_4}}} = \frac{{16.4.100\% }}{{56.3 + 16.4}} = 27,59\% \)

Câu 8 :

Muốn điều chế 2,24 lít khí O2 (đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là:

  • A.
     31,6 gam.
  • B.
     39,5 gam.
  • C.
     41,5 gam.
  • D.
     47,4 gam.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính theo phương trình hóa học: 2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

Lời giải chi tiết :

nO2 = 2,24/22,4 = 0,1

2KMnO4   K2MnO4 + MnO2 + O2 ↑

     0,2                         ⟵                      0,1

⟹ mKMnO4 = 0,2/158 = 31,6 gam.

Câu 9 :

Trong giờ thực hành thí nghiệm, một em học sinh đốt cháy 2,4 gam cacbon trong bình chứa 8,96 lít khí oxi (đktc). Khối lượng chất dư sau phản ứng là

  • A.
     1,2 gam.
  • B.
     2,4 gam.
  • C.
     4,8 gam.
  • D.
     6,4 gam.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: C  +  O2    CO2

Lời giải chi tiết :

nC = 2,4/12 = 0,2 mol; nO2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol.

PTHH: C  +  O2    CO2

Xét: nC/1 = 0,2 < nO2/1 = 0,4

⟹ O2 dư, C phản ứng hết.

⟹ nO2 pư = n= 0,2 ⟹ nO2 dư = 0,4 - 0,2 = 0,2 mol

⟹ mO2 dư = 0,2.32 = 6,4 gam

Câu 10 :

Để nhận biết khí H2 ta dẫn khí H2 đi qua:

  • A.
     Bột Cu nung nóng.
  • B.
     DUng dịch Cu(OH)2.
  • C.
     Bột CuO nung nóng.
  • D.
     Dung dịch CuCl2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của H2.

Lời giải chi tiết :

Để nhận biết khí H2 người ta dẫn khí H2 qua bột CuO nung nóng.

Hiện tượng: Bột CuO màu đen chuyển dần sang màu đỏ của Cu.

PTHH: H2 + CuO  Cu + H2O↑

Câu 11 :

Thể tích khí hiđro ở đktc cần dùng để tạo ra được 1,8 gam nước là:

  • A.
     2,24 lit.
  • B.
     3,36 lit.
  • C.
     4,48 lit.
  • D.
     5,60 lit.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính toán dựa trên PTHH.

Lời giải chi tiết :

nH2O = 1,8/18 = 0,1 mol.

PTHH: H2   +  O2  ⟶  H2O

            0,1   ⟵            0,1

⟹ VH2 = 0,1.22,4 = 2,24 lít

Câu 12 :

Tên gọi của hợp chất H2CO3 là:

  • A.
     Axit cacbohiđric.
  • B.
     Axit cacbonat.
  • C.
     Axit cacbonic.
  • D.
     Axit cacbonơ.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào cách gọi tên axit.

Lời giải chi tiết :

Tên gọi của axit H2CO3 là axit cacbonic.

Câu 13 :

Tìm các chất A, B, C, D thích hợp để hoàn thành phản ứng sau:

S + O2   A  

H2 + CuO ⟶ B + H2O↑ 

2Fe + O2 ⟶ 2C

Zn + 2HCl ⟶ D + H2

  • A.
     SO2, Cu, Fe3O4, ZnCl2.
  • B.
     SO3, Cu, FeO, ZnCl.
  • C.
     SO2, Cu, FeO, ZnCl2.
  • D.
     SO3, Cu, Fe2O3, ZnCl.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của các chất.

Lời giải chi tiết :

S + O  SO2

H2  + CuO ⟶ Cu + H2O↑ 

2Fe + O2 ⟶ 2FeO

Zn + 2HCl ⟶ ZnCl2 + H2 ↑

Câu 14 :

 Có thể dùng chất nào sau đây để phân biệt 3 lọ đựng riêng biệt các dung dịch sau: NaOH, H2SO4, NaNO3?

  • A.
     Quỳ tím.
  • B.
     Ba(OH)2.
  • C.
     H2O.
  • D.
     CaCl2.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất hóa học của axit, bazơ, muối.

Lời giải chi tiết :

NaOH làm quỳ tím chuyển xanh, H2SO4 làm quỳ tím chuyển đỏ, NaNO3 không làm quỳ tím chuyển màu

Câu 15 :

Hòa tan hoàn toàn 1,3 gam kim loại Zn vào dung dịch axit clohiđric HCl, sau phản ứng thu được muối ZnCl2 và khí H2. Khối lượng axit HCl cần dùng và thể tích khí H2 (đktc) là:

  • A.
     1,46 gam và 4,48 lít.
  • B.
     2,92 gam và 2,24 lít.
  • C.
     0,73 gam và 6,72 lít.
  • D.
     2,19 gam và 3,36 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: Zn  +  2HCl ⟶ ZnCl2 + H2 ↑

nZn ⟹ nHCl, nH2 ⟹ mHCl; VH2.

Lời giải chi tiết :

nZn = 1,3/65 = 0,02 mol.

PTHH: Zn     +    2HCl  ⟶  ZnCl2 + H2 ↑

           0,02   ⟶    0,04                     0,02

nHCl = 0,04 mol ⟹  mHCl = 0,04.36,5 = 1,46 gam.

nH2 = 0,02 ⟹ VH2 = 0,02.22,4 = 4,48 lít.

Câu 16 :

Biện pháp nào không được sử dụng để chống ô nhiễm nguồn nước?

  • A.
     Xử lý rác sinh hoạt đúng cách.
  • B.
     Xử lý nước thải đúng cách.
  • C.
     Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
  • D.
     Sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp bảo vệ nguồn nước.

Lời giải chi tiết :

Các biện pháp được sử dụng để chống ô nhiễm nguồn nước:

- Xử lý rác sinh hoạt đúng cách.

- Xử lý nước thải đúng cách.

- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.

Câu 17 :

 Hòa tan 1 ít Na2O vào nước, dung dịch thu được làm cho giấy quỳ tím chuyển màu gì?

  • A.
     Đỏ.
  • B.
     Xanh.
  • C.
     Vàng.
  • D.
     Trắng.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất của dung dịch bazơ.

Lời giải chi tiết :

Na2O + 2H2O ⟶ 2NaOH

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.

Câu 18 :

 Phản ứng hóa học nào sau đây thuộc loại phản ứng thế?

  • A.
     4P + 5O2    2P2O5.                                
  • B.
     2KClO3    2KCl + 3O2.
  • C.
     Fe3O4 + 4H2   3Fe + 4H2O.              
  • D.
     HCl + NaOH ⟶ NaCl + H2O. 

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào định nghĩa phản ứng thế.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.

Câu 19 :

Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế khí hiđro trong phòng thí nghiệm?

  • A.
     Zn và H2SO4(loãng).  
  • B.
     Zn và H2O.             
  • C.
     MnO2 và HCl.        
  • D.
     CH4 và HCl.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp điều chế hiđro.

Lời giải chi tiết :

Nguyên tắc: Cho axit mạnh (HCl hoặc H2SO4 loãng) tác dụng với kim loại.

Zn + H2SO4 ⟶ ZnSO4 + H2 ↑

Câu 20 :

Dãy nào sau đây chỉ gồm các axit?

  • A.
     MgO, Na2O, K2O, Fe2O3.                          
  • B.
     HCl, H2SO4 , HBr, H3PO4.
  • C.
     Ba(OH)2, H2SO3, Na2SO3, P2O5.               
  • D.
     Na2SO4, NaCl, CaCO3, KNO3.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào khái niệm axit.

Lời giải chi tiết :

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

Câu 21 :

Người ta thu khí hiđro bằng cách đẩy nước vì:

  • A.
     Khí hiđro nhẹ hơn không khí.                   
  • B.
     Khí hiđro nặng hơn không khí.
  • C.
     Khí hiđro ít tan trong nước.                      
  • D.
     Khí hiđro tan nhiều trong nước.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của hiđro.

Lời giải chi tiết :

Khí hiđro là chất khí tan rất ít trong nước nên có thể thu được bằng phương pháp đẩy nước

Câu 22 :

Cho các chất NaCl, NaHCO3, Ca(NO3)2, KH2PO4, Al2(SO4)3. Trong đó gồm:

  • A.
     3 muối axit và 2 muối trung hòa.              
  • B.
     4 muối axit và 1 muối trung hòa.
  • C.
     1 muối axit và 4 muối trung hòa.              
  • D.
     2 muối axit và 3 muối trung hòa.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Muối trung hòa là muối mà trong đó gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Lời giải chi tiết :

Muối trung hòa gồm: NaCl, Ca(NO3)2, Al2(SO4)3.

Muối axit gồm: NaHCO3, KH2PO4.

Câu 23 :

Thành phần theo thể tích của không khí là:

  • A.
     21% khí Nitơ, 78% khí Oxi, 1% các khí khác.  
  • B.
     21% khí Oxi, 78% khí Nitơ, 1% các khí khác.
  • C.
     1% khí Oxi, 21% khí Nitơ, 78% các khí khác.
  • D.
     1% khí Nitơ, 21% các khí khác, 78% khí Oxi.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào thành phần của không khí.

Lời giải chi tiết :

Không khí là một hỗn hợp trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, chính xác hơn là khí oxi chiếm 21% thể tích không khí, 78% khí nitơ và 1% các khí khác.

Câu 24 :

Hợp chất Fe2(SO4)3 có tên gọi là:

  • A.
     Sắt(III) oxit.          
  • B.
     Sắt(III) sunfit.       
  • C.
     Sắt(III) sunfat.       
  • D.
     Sắt(III) sunfua.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào tên gọi của muối.

Lời giải chi tiết :

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit.

⟹ Fe2(SO4)3: sắt(III) sunfat.

Câu 25 :

Khẳng định nào sau đây là không đúng về khí hiđro?

  • A.
     Hiđro là khí không màu, không mùi.
  • B.
     Hiđro có thể tác dụng với hầu hết các kim loại ở nhiệt độ cao.
  • C.
     Hiđro là khí nhẹ nhất.
  • D.
     Hiđro tác dụng với oxi, 1 số oxit kim loại ở nhiệt độ cao.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa trên tính chất của hiđro.

Lời giải chi tiết :

Tính chất của hiđro:

- TCVL: Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các chất khí, tan rất ít trong nước.

- TCHH: Tác dụng với oxi, một số oxit của kim loại (đứng sau Al).

Câu 26 :

Tiến hành làm nổ hỗn hợp gồm 3,36 lít H2 và 1,12 lít O2 (đktc) thì thu được tối đa bao nhiêu gam nước?

  • A.
     1,9 gam. 
  • B.
     18 gam. 
  • C.
     1,8 gam. 
  • D.
     2,7 gam.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: H2 + O2 ⟶ H2O

Lời giải chi tiết :

nH2 = 3,36/22,4 = 0,15 mol; nO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol.

PTHH: 2H2 + O2 ⟶ 2H2O

Nhận thấy: 0,15/2 > 0,05/1

⟹ O2 phản ứng hết, H2 còn dư.

Theo PTHH: nH2O = 2nO2 = 0,1 mol ⟹ mH2O = 0,1.18 = 1,8 gam.

Câu 27 :

Cho một cây nến đang cháy vào bình thủy tinh rồi đậy kín. Hiện tượng xảy ra là

  • A.
     Nến cháy nhỏ dần rồi tắt.
  • B.
     Nến cháy to hơn.
  • C.
     Nến tắt ngay.
  • D.
     Nến cháy to hơn rồi tắt.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy.

Lời giải chi tiết :

Khi cho cây nến đang cháy vào một lọ thủy tinh và đậy kín nút, ngọn lửa cây nến sẽ yếu dần đi rồi tắt. Nguyên nhân là vì khi nến cháy, lượng oxi trong bình giảm dần rồi hết, khi đó nến sẽ tắt đi.

Câu 28 :

Chất nào sau đây là bazơ tan trong nước (kiềm)?

  • A.
     Cu(OH)2
  • B.
     Al(OH)3 . 
  • C.
     Mg(OH)2
  • D.
     NaOH.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất bazơ.

Lời giải chi tiết :

Bazơ tan: KOH, NaOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2.

- Bazơ không tan: Mg(OH)2, Fe(OH)3,…

Câu 29 :

Điền chất còn thiếu vào phương trình sau:

CaO + H2O ⟶ …

3H2+ Fe2O3  ⟶ 2Fe + ….

2Al +  6HCl ⟶ … + 3 H2O

P2O+ 3H2O ⟶ …

  • A.
     Ca(OH)2, H2O, AlCl3, H3PO4.
  • B.
     Ca2O, H2O, AlCl, H3PO4.
  • C.
     Ca(OH)2, H2, AlCl3, H3PO3.
  • D.
     Ca2O, H2, AlCl3, H3PO4.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào phương pháp cân bằng phương trình đã học.

Lời giải chi tiết :

CaO + H2O ⟶ Ca(OH)2

3H2+ Fe2O3 ⟶2 Fe + 3H2O

2Al + 6HCl ⟶ 2AlCl3 +3 H2

P2O5 + 3H2O⟶ 2H3PO4

Câu 30 :

Hoàn tan hoàn toàn 13 gam kẽm vào dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng. Khối lượng muối kẽm thu được và thể tích khí hiđro thoát ra (đktc) là

  • A.
     32,2 gam và 4,48 lít.
  • B.
     38 gam và 2,24 lít.
  • C.
     32,4 gam và 8,96 lít.
  • D.
     32 gam và 1,12 lít.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Tính theo PTHH: Zn + H2SO4⟶ ZnSO4 + H2

nZn ⟹ nZnSO4; nH2 ⟹ mZnSO4; VH2.

Lời giải chi tiết :

nZn = 13/65 = 0,2 mol  

PTHH: Zn + H2SO⟶ ZnSO4 +  H2

            0,2              ⟶     0,2   ⟶  0,2

mZnSO4 = 0,2.161 = 32,2 gam.

VH2 = 0,2.22,4 = 4,48 lít.

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.