Đề khảo sát chất lượng đầu năm Hóa 9 - Đề số 3

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Đề bài

Câu 1 :

Cho các chất sau: FeO (1), KClO3 (2), KMnO4 (3), CaCO3 (4), không khí (5), H2O (6). Những chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

 

  • A.

    2, 3 

  • B.

    2, 3, 5, 6                 

  • C.

    1, 2, 3,5                 

  • D.

    2, 3, 5

Câu 2 :

Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của hiđro?

 

  • A.

    Là chất khí không màu, không mùi, không vị.

     

  • B.

    Tan ít trong nước.

     

  • C.

    Tan nhiều trong nước.

     

  • D.

    Nhẹ hơn không khí

Câu 3 :

Dãy các gốc axit có cùng hóa trị là

 

  • A.

    Cl, SO3, CO3 

  • B.

    SO4, SO3, CO3 

  • C.

    PO4, SO4.               

  • D.

    NO3, Cl, SO3.

Câu 4 :

Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?

 

  • A.

    16 gam.

  • B.

    32 gam.

  • C.

    64 gam.                  

  • D.

    48 gam.

     

Câu 5 :

Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:

  • A.

    2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.

  • B.

    1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.

  • C.

    nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.

  • D.

    1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.

Câu 6 :

Cho dãy các chất sau: Na2SO3, K2SO4, CuS, CuSO4, Na3PO4, KHSO4, CaCl2, BaHPO4, FeCl3, Ca3(PO4)2. Có bao nhiêu muối axit?

 

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Câu 7 :

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là

 

  • A.

    có kết tủa trắng. 

  • B.

    có thoát khí màu nâu đỏ.

     

  • C.

    dung dịch có màu xanh lam. 

  • D.

    viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

Câu 8 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A.

    CaO, CuO 

  • B.

    NaO, CaO 

  • C.

    NaO, CO3               

  • D.

    CuO, CO3

Câu 9 :

Phản ứng hóa học là

  • A.

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B.

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C.

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D.

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Câu 10 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C.

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Câu 11 :

Muối tan tốt trong nước là

 

  • A.

    AgCl

  • B.

    BaSO4 

  • C.

    CaCO3                    

  • D.

    MgCl2

Câu 12 :

Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt

  • A.

    Electron.

  • B.

    Electron, proton, nơtron.

  • C.

    Proton, nơtron.

  • D.

    Nơtron.

Câu 13 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A.

    Đỏ 

  • B.

    Xanh 

  • C.

    Tím                         

  • D.

    Không màu

Câu 14 :

Cho phản ứng: C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2. Phản ứng trên là:

  • A.

    Phản ứng hóa hợp

  • B.

    Phản ứng toả nhiệt

  • C.

    Phản ứng cháy.

  • D.

    Tất cả các ý trên đều đúng

Câu 15 :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A.

    Từ 2 nguyên tố.

  • B.

    Từ 3 nguyên tố.

  • C.

    Từ 4 nguyên tố trở lên.

  • D.

    Từ 1 nguyên tố.

Câu 16 :

Trong 1 mol CO có bao nhiêu phân tử?

  • A.

    6,02.1023           

  • B.

    6,04.1023           

  • C.

    12,04.1023                

  • D.

    18,06.1023

Câu 17 :

Sơ đồ phản ứng gồm

  • A.

    Các chất sản phẩm

  • B.

    Các chất phản ứng

  • C.

    Các chất phản ứng và một sản phẩm

  • D.

    Các chất phản ứng và các sản phẩm

Câu 18 :

Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích.

  • A.

    Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc nguyên chất.

  • B.

    Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.

  • C.

    Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

  • D.

    Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

Câu 19 :

Cho nguyên tử khối của Bari là 137 đvC. Khối lượng thực nguyên tố trên là

  • A.

    mBa = 2,275.10-22 kg

  • B.

    mBa = 2,234.10-24 gam

  • C.

    mBa = 1,345.10-23 kg   

  • D.

    mBa = 2,275.10-22 gam

Câu 20 :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì?

  • A.

    CuSO4  do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.

  • B.

    Có 4 nguyên tử oxi trong phân tử.

  • C.

    Phân tử khối là 160 đvC.

  • D.

    Tất cả đáp án.

Câu 21 :

Nguyên tử P có hóa trị V trong hợp chất nào sau đây?

  • A.

    P2O3

  • B.

    P2O5

  • C.

    P4O4 

  • D.

    P4O10

Câu 22 :

Cho hợp chất A chứa 3 nguyên tố: Ca, C, O với tỉ lệ khối lượng là 40% Ca, 12%C, 48%O. Xác định CTHH của X.

  • A.

    CaCO.

  • B.

    CaC3O.

  • C.

    CaCO3.

  • D.

    CaCO2.

Câu 23 :

Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A.

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.

  • B.

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.

  • C.

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.

  • D.

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng vật lí.

Câu 24 :

Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là

  • A.

    12

  • B.

    10

  • C.

    20

  • D.

    25

Câu 25 :

Tỉ khối của hỗn hợp chứa N2 và O3 theo tỉ lệ 1 : 2 so với không khí là:

  • A.

    $\dfrac{{128}}{{47}}$

  • B.

    $\dfrac{{127}}{{48}}$

  • C.

    $\dfrac{{124}}{{87}}$

  • D.

    $\dfrac{{148}}{{27}}$

Câu 26 :

Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

  • A.

    21,6

  • B.

    16,2

  • C.

    18,0

  • D.

    27,0

Câu 27 :

Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

  • A.

    Photpho 

  • B.

    Oxi 

  • C.

    Không xác định được         

  • D.

    Cả hai chất đều hết

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là

 

  • A.

    8,96 lít 

  • B.

    4,8 lít 

  • C.

    0,896 lít      

  • D.

    0,48 lít

Câu 29 :

Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%

 

  • A.

    20 gam. 

  • B.

    30 gam. 

  • C.

    40 gam.                   

  • D.

    50 gam.

Câu 30 :

Hòa tan KCl rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B, trong đó nồng độ phần trăm của dd A gấp 2 lần dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng mdd A : mdd B  = 3 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Nồng độ % của dung dịch B là

 

  • A.

    12,5%. 

  • B.

    25,0%. 

  • C.

    15,0%.                   

  • D.

    22,5%.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Cho các chất sau: FeO (1), KClO3 (2), KMnO4 (3), CaCO3 (4), không khí (5), H2O (6). Những chất nào được dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?

 

  • A.

    2, 3 

  • B.

    2, 3, 5, 6                 

  • C.

    1, 2, 3,5                 

  • D.

    2, 3, 5

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Trong PTN, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3

=> 2 chất dùng để điều chế oxi trong phòng thí ngiệm là: KClO3 (2), KMnO4 (3)

 

Câu 2 :

Tính chất vật lí nào dưới đây không phải của hiđro?

 

  • A.

    Là chất khí không màu, không mùi, không vị.

     

  • B.

    Tan ít trong nước.

     

  • C.

    Tan nhiều trong nước.

     

  • D.

    Nhẹ hơn không khí

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính chất vật lí không phải của hiđro là: Tan nhiều trong nước.

 

Câu 3 :

Dãy các gốc axit có cùng hóa trị là

 

  • A.

    Cl, SO3, CO3 

  • B.

    SO4, SO3, CO3 

  • C.

    PO4, SO4.               

  • D.

    NO3, Cl, SO3.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dãy các gốc axit có cùng hóa trị là: SO4, SO3, CO3 là 3 gốc axit có cùng hóa trị II

 

Câu 4 :

Cần bao nhiêu gam oxi để đốt cháy hết 2 mol lưu huỳnh?

 

  • A.

    16 gam.

  • B.

    32 gam.

  • C.

    64 gam.                  

  • D.

    48 gam.

     

Đáp án : C

Phương pháp giải :

PTHH:        S    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

+) Tính số mol O2 theo S

 

Lời giải chi tiết :

PTHH:        S    +    O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ SO2

Tỉ lệ PT:   1mol       1mol

Phản ứng:  2mol → 2mol

=> Khối lượng oxi cần dùng là: ${{m}_{{{O}_{2}}}}=n.M=2.32=64\,gam$

 

Câu 5 :

Lưu huỳnh đioxit có CTHH là SO2. Ta nói thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm:

  • A.

    2 đơn chất lưu huỳnh và oxi.

  • B.

    1 nguyên tố lưu huỳnh và 2 nguyên tố oxi.

  • C.

    nguyên tử lưu huỳnh và nguyên tử oxi.

  • D.

    1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

CTHH dạng: AxByCz 

Trong đó:

+ A, B, C,… là kí hiệu hóa học của từng nguyên tố

+ x, y, z,… là các số nguyên, là chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.

Lời giải chi tiết :

Thành phần phân tử của lưu huỳnh đioxit gồm: 1 nguyên tử lưu huỳnh và 2 nguyên tử oxi

Câu 6 :

Cho dãy các chất sau: Na2SO3, K2SO4, CuS, CuSO4, Na3PO4, KHSO4, CaCl2, BaHPO4, FeCl3, Ca3(PO4)2. Có bao nhiêu muối axit?

 

  • A.

    1

  • B.

    2

  • C.

    3

  • D.

    4

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Muối axit: Là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

=> các muối axit là: KHSO4, BaHPO4

 

Câu 7 :

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là

 

  • A.

    có kết tủa trắng. 

  • B.

    có thoát khí màu nâu đỏ.

     

  • C.

    dung dịch có màu xanh lam. 

  • D.

    viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng khi cho viên kẽm (Zn) vào dung dịch axit clohiđric (HCl) là : viên kẽm tan dần, có khí không màu thoát ra.

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

 

Câu 8 :

Cho các công thức oxit sau: CaO, CuO, NaO, CO2, CO3. Công thức oxit viết sai là

 

  • A.

    CaO, CuO 

  • B.

    NaO, CaO 

  • C.

    NaO, CO3               

  • D.

    CuO, CO3

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Ca có hóa trị II => hợp chất oxit của Ca là : CaO

Cu có hóa trị II => oxit của Cu là CuO

Na có hóa trị I => oxit của Na là Na2O

C có hóa trị II, IV => 2 oxit của C là CO và CO2

=> không có công thức oxit NaO và CO3

 

Câu 9 :

Phản ứng hóa học là

  • A.

    Quá trình kết hợp các đơn chất thành hợp chất

  • B.

    Quá trình biến đổi chất này thành chất khác

  • C.

    Sự trao đổi của 2 hay nhiều chất ban đầu để tạo chất mới

  • D.

    Là quá trình phân hủy chất ban đầu thành nhiều chất

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

Câu 10 :

Bằng cách nào sau đây có thể pha chế được dung dịch NaCl 15%?

 

  • A.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 90 gam H2O

  • B.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 100 gam H2O

  • C.

    Hoà tan 30 gam NaCl vào 170 gam H2O

  • D.

    Hoà tan 15 gam NaCl vào 190 gam H2O

Đáp án : C

Phương pháp giải :

+) Tính mdd  = mNaCl + mnước

+) Áp dụng công thức: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%$

Lời giải chi tiết :

Xét đáp án A: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 90 = 105 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{105}.100\%=14,28\%$

Xét đáp án B: mdd  = mNaCl + mnước = 15 + 100 = 115 gam

$=>C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{115}.100\%=13,04\%$

Xét đáp án C: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{30}{30+170}.100\%=15\%$

Xét đáp án D: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{15}{15+190}.100\%=7,32\%$

Câu 11 :

Muối tan tốt trong nước là

 

  • A.

    AgCl

  • B.

    BaSO4 

  • C.

    CaCO3                    

  • D.

    MgCl2

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Hầu hết các muối clorua tan được trong nước, trừ AgCl không tan và PbCl2 ít tan

=> Muối tan tốt trong nước là MgCl2

 

Câu 12 :

Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt

  • A.

    Electron.

  • B.

    Electron, proton, nơtron.

  • C.

    Proton, nơtron.

  • D.

    Nơtron.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử được tạo bởi các loại hạt electron, proton, nơtron.

Câu 13 :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu gì?

 

  • A.

    Đỏ 

  • B.

    Xanh 

  • C.

    Tím                         

  • D.

    Không màu

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Khi cho quỳ tím vào dung dịch axit, quỳ tím chuyển màu đỏ

Câu 14 :

Cho phản ứng: C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2. Phản ứng trên là:

  • A.

    Phản ứng hóa hợp

  • B.

    Phản ứng toả nhiệt

  • C.

    Phản ứng cháy.

  • D.

    Tất cả các ý trên đều đúng

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Lời giải chi tiết :

Phản ứng đốt cháy cacbon (than) trong khí oxi: C + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Ta thấy: chất mới CO2 được tạo thành từ 2 chất ban đầu là C và O2 => đây là phản ứng hóa hợp.

Vì C phản ứng với O2 tỏa nhiều nhiệt => đây là phản ứng cháy, tỏa nhiệt.

Câu 15 :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ bao nhiêu nguyên tố hóa học?

  • A.

    Từ 2 nguyên tố.

  • B.

    Từ 3 nguyên tố.

  • C.

    Từ 4 nguyên tố trở lên.

  • D.

    Từ 1 nguyên tố.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đơn chất là những chất được tạo nên từ 1 nguyên tố hóa học.

Câu 16 :

Trong 1 mol CO có bao nhiêu phân tử?

  • A.

    6,02.1023           

  • B.

    6,04.1023           

  • C.

    12,04.1023                

  • D.

    18,06.1023

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

1 mol chứa số nguyên tử là:  6,02.1023 => trong 1 mol CO2 có 6,02.1023 phân tử

Câu 17 :

Sơ đồ phản ứng gồm

  • A.

    Các chất sản phẩm

  • B.

    Các chất phản ứng

  • C.

    Các chất phản ứng và một sản phẩm

  • D.

    Các chất phản ứng và các sản phẩm

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Sơ đồ phản ứng gồm các chất phản ứng và các sản phẩm được viết dưới dạng công thức hóa học

Câu 18 :

Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Cho biết thiếc hàn là chất tinh khiết hay có trộn lẫn chất khác? Giải thích.

  • A.

    Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn hơn thiếc nguyên chất.

  • B.

    Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.

  • C.

    Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy cao hơn.

  • D.

    Thiếc hàn là chất tinh khiết vì có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Tính chất của hỗn hợp: Hỗn hợp có tính chất không ổn định, thay đổi phụ thuộc vào khối lượng và số lượng chất thành phần.

Lời giải chi tiết :

Kim loại thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320C. Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 1800C. Thiếc hàn là hỗn hợp thiếc và chì có nhiệt độ nóng chảy khác thiếc (thấp hơn thiếc nguyên chất). Pha thêm chì để hỗn hợp có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn, tiên cho việc hàn kim loại bằng thiếc.

Câu 19 :

Cho nguyên tử khối của Bari là 137 đvC. Khối lượng thực nguyên tố trên là

  • A.

    mBa = 2,275.10-22 kg

  • B.

    mBa = 2,234.10-24 gam

  • C.

    mBa = 1,345.10-23 kg   

  • D.

    mBa = 2,275.10-22 gam

Đáp án : D

Phương pháp giải :

1 đvC =$\dfrac{1}{{12}}$  khối lượng nguyên tử C =  $\dfrac{1}{{12}}.1,{9926.10^{ - 23}}\,\,gam$

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử khối của Bari là 137 đvC

Mà 1 đvC = $\dfrac{1}{{12}}$ khối lượng nguyên tử C = $\dfrac{1}{{12}}.1,{9926.10^{ - 23}}\,\,gam$ 

=> 137 đvC = $137.\dfrac{1}{{12}}.1,{9926.10^{ - 23}}\,\,gam$ = 2,275.10-22 gam

Câu 20 :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được những gì?

  • A.

    CuSO4  do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên.

  • B.

    Có 4 nguyên tử oxi trong phân tử.

  • C.

    Phân tử khối là 160 đvC.

  • D.

    Tất cả đáp án.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại lí thuyết công thức hóa học của hợp chất và cách tính phân tử khối

Lời giải chi tiết :

Từ công thức hóa học của CuSO4 có thể suy ra được:

- CuSO4 do 3 nguyên tố Cu, O, S tạo nên => A đúng

- Có 4 nguyên tử oxi trog phân tử => B đúng

- Phân tử khối = 64 + 32 + 16.4 = 160 (đvC) => C đúng

Câu 21 :

Nguyên tử P có hóa trị V trong hợp chất nào sau đây?

  • A.

    P2O3

  • B.

    P2O5

  • C.

    P4O4 

  • D.

    P4O10

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Gọi công thức cần tìm là PxOy

Theo quy tắc hóa trị: V . x = II . y

=> tỉ lệ  $\dfrac{x}{y}$ => chọn x và y

Lời giải chi tiết :

Xét các đáp án ta thấy P tạo hợp chất với O

Gọi công thức cần tìm là PxOy

P có hóa trị V trong hợp chất, còn O luôn có hóa trị II:  ${{\mathop P\limits^V} _x}{{\mathop O\limits^{II}} _y}$

Theo quy tắc hóa trị: V . x = II . y

=> tỉ lệ $\dfrac{x}{y} = \dfrac{2}{5}$ => chọn x = 2 và y = 5

=> công thức hợp chất là: P2O5

Câu 22 :

Cho hợp chất A chứa 3 nguyên tố: Ca, C, O với tỉ lệ khối lượng là 40% Ca, 12%C, 48%O. Xác định CTHH của X.

  • A.

    CaCO.

  • B.

    CaC3O.

  • C.

    CaCO3.

  • D.

    CaCO2.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Bước 1: Lập công thức hóa học tổng quát của hợp chất dạng AxByCz

Bước 2: Dựa vào phần trăm khối lượng, xét tỉ lệ x : y : z 

Bước 3: Kết luận công thức hóa học.

Lời giải chi tiết :

Gọi CTHH của A là ${\text{C}}{{\text{a}}_{\text{x}}}{C_y}{O_z}$
Ta có: $x:y:z = \dfrac{{\% {m_{Ca}}}}{{{M_{Ca}}}}:\dfrac{{\% {m_C}}}{{{M_C}}}:\dfrac{{\% {m_O}}}{{{M_O}}} = \dfrac{{40\% }}{{40}}:\dfrac{{12\% }}{{12}}:\dfrac{{48\% }}{{16}}$
$ \Rightarrow $ x : y : z = 1 : 1 : 3
$ \Rightarrow $ Công thức hóa học của A là: $CaC{O_3}$

Câu 23 :

Khi đốt nến (làm bằng Parafin), nến chảy lỏng thấm vào bấc. Sau đó, nến lỏng chuyển thành hơi. Hơi nến cháy trong không khí có chứa oxi tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước. Hãy phân tích và chỉ ra ở giai đoạn nào diễn ra hiện tượng vật lí, giai đoạn nào diễn ra hiện tượng hóa học?

  • A.

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng hóa học.

  • B.

    Cả 2 giai đoạn đều diễn ra hiện tượng vật lí.

  • C.

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng vật lí, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng hóa học.

  • D.

    Giai đoạn nến lỏng chuyển thành hơi là hiện tượng hóa học, giai đoạn hơi nến cháy là hiện tượng vật lí.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hiện tượng vật lí là hiện tượng chỉ biến đổi về trạng thái, hình dạng nhưng vẫn giữ nguyên là chất ban đầu.

Hiện tượng hóa học là hiện tượng khi có sự biến đổi chất này thành chất khác.

Lời giải chi tiết :

Nến khi ở nhiệt độ cao chuyển từ thể rắng => lỏng => hơi, không sinh ra chất mới => hiện tượng vật lí

Hơi nến cháy trong không khí tạo thành 2 chất mới là khí cacbon đioxit và hơi nước => hiện tượng hóa học

Câu 24 :

Nung đá vôi (thành phần chính là canxi cacbonat) thu được 5,6 gam canxi oxit và 4,4 gam khí cacbonic. Khối lượng đá vôi phản ứng là

  • A.

    12

  • B.

    10

  • C.

    20

  • D.

    25

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic 

Lời giải chi tiết :

Phương trình hóa học chữ: đá vôi → canxi oxit + khí cacbonic

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mcanxi oxit + mkhí cacbonic 

=> mđá vôi = 5,6 + 4,4 = 10 gam

Câu 25 :

Tỉ khối của hỗn hợp chứa N2 và O3 theo tỉ lệ 1 : 2 so với không khí là:

  • A.

    $\dfrac{{128}}{{47}}$

  • B.

    $\dfrac{{127}}{{48}}$

  • C.

    $\dfrac{{124}}{{87}}$

  • D.

    $\dfrac{{148}}{{27}}$

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Khối lượng trung bình của hỗn hợp khí là:

$\bar M = \frac{{{n_{{N_2}}}.{M_{{N_2}}} + {n_{{O_3}}}.{M_{{O_3}}}}}{{{n_{{N_2}}} + {n_{{O_3}}}}} $

=> tỉ khối của hỗn hợp so với không khí là:  ${d_{hh/kk}} = \frac{{\bar M}}{{{M_{kk}}}}$

Lời giải chi tiết :

Gọi số mol của N2 là a mol => số mol của O3 là 2a mol

Khối lượng trung bình của hỗn hợp khí là:

$\bar M = \frac{{{n_{{N_2}}}.{M_{{N_2}}} + {n_{{O_3}}}.{M_{{O_3}}}}}{{{n_{{N_2}}} + {n_{{O_3}}}}} = \frac{{a.28 + 2{\text{a}}.48}}{{a + 2{\text{a}}}} = \frac{{124}}{3}$

=> tỉ khối của hỗn hợp so với không khí là:  ${d_{hh/kk}} = \frac{{\bar M}}{{{M_{kk}}}} = \frac{{124}}{{3.29}} = \frac{{124}}{{87}}$

Câu 26 :

Để đốt cháy hoàn toàn a gam Al cần dùng hết 19,2 gam oxi. Phản ứng kết thúc thu được sản phẩm là Al2O3. Giá trị của a là

  • A.

    21,6

  • B.

    16,2

  • C.

    18,0

  • D.

    27,0

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) tính số mol O2

PTHH:              4Al  +  3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al2O3

Tỉ lệ theo PT:  4mol    3mol

                          ?mol    0,6mol

=> số mol Al phản ứng là: ${n_{Al}} = \dfrac{{0,6.4}}{3}$ => khối lượng Al

Lời giải chi tiết :

${n_{{O_2}}} = \dfrac{{19,2}}{{32}} = 0,6\,mol$

PTHH:              4Al  +  3O2 $\xrightarrow{{{t^o}}}$ 2Al2O3

Tỉ lệ theo PT:  4mol    3mol

                          ?mol    0,6mol

=> số mol Al phản ứng là: ${n_{Al}} = \dfrac{{0,6.4}}{3}$ $ = 0,8\,mol$

=> khối lượng Al phản ứng là: mAl = 0,8.27 = 21,6 gam

Câu 27 :

Đốt cháy 6 gam oxi và 6,2 gam P trong bình. Sau phản ứng chất nào còn dư?

  • A.

    Photpho 

  • B.

    Oxi 

  • C.

    Không xác định được         

  • D.

    Cả hai chất đều hết

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol O2 và số mol P

+) Viết PTHH:   4P  +  5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

+) Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n}_{P}}}{4}$ và $\dfrac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{5}$ => tỉ lệ chất nào lớn hơn thì chất đó dư

 

Lời giải chi tiết :

Số mol O2 là: ${{n}_{{{O}_{2}}}}=\dfrac{6}{32}=0,1875\,mol$

Số mol P là: ${{n}_{P}}=\dfrac{6,2}{31}=0,2\,mol$

PTHH:   4P  +  5O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ 2P2O5

Xét tỉ lệ: $\dfrac{{{n}_{P}}}{4}=\dfrac{0,2}{4}=0,05$ và $\dfrac{{{n}_{{{O}_{2}}}}}{5}=\dfrac{0,1875}{5}=0,0375$ và 

Vì 0,05 > 0,0375 => O2 phản ứng hết, P dư

 

Câu 28 :

Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam bột than trong không khí. Thể tích khí thu được sau phản ứng là

 

  • A.

    8,96 lít 

  • B.

    4,8 lít 

  • C.

    0,896 lít      

  • D.

    0,48 lít

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Tính số mol C

+) Viết PTHH và tính số mol CO2 theo số mol C => thể tích

Lời giải chi tiết :

Số mol C là: ${{n}_{C}}=\dfrac{4,8}{12}=0,4\,mol$

PTHH:     C  + O2 $\xrightarrow{{{t}^{o}}}$ CO2

Tỉ lệ PT:  1mol                 1mol

P/ứng:     0,4mol     →     0,4mol

=> Thể tích khí CO2 thu được là: ${{V}_{C{{O}_{2}}}}=0,4.22,4=8,96$ lít

Câu 29 :

Tính khối lượng NaOH có trong 200 gam dung dịch NaOH 15%

 

  • A.

    20 gam. 

  • B.

    30 gam. 

  • C.

    40 gam.                   

  • D.

    50 gam.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}$

 

Lời giải chi tiết :

Áp dụng công thức tính khối lượng chất tan: ${{m}_{ct}}=\frac{{{m}_{dd}}.C\%}{100\%}$

=> mNaOH = $\frac{200.15\%}{100\%}$= 30 gam

 

Câu 30 :

Hòa tan KCl rắn vào nước để tạo thành hai dung dịch A và B, trong đó nồng độ phần trăm của dd A gấp 2 lần dung dịch B. Nếu đem trộn dung dịch A và dung dịch B theo tỉ lệ khối lượng mdd A : mdd B  = 3 : 2 thì thu được dung dịch C có nồng độ 20%. Nồng độ % của dung dịch B là

 

  • A.

    12,5%. 

  • B.

    25,0%. 

  • C.

    15,0%.                   

  • D.

    22,5%.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

+) Gọi nồng độ % của dd A là 2a thì nồng độ % của dd B là a

+) Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 30 (gam) => khối lượng dd B là 20 (gam)

+) Tính khối lượng chất tan trong dd A và khối lượng chất tan trong dd B theo a

=> khối lượng chất tan trong dd C

+) Áp vào biểu thức tính C% của dd C => a

 

Lời giải chi tiết :

Gọi nồng độ % của dd A là 2a thì nồng độ % của dd B là a

Vì đề bài chỉ cho tỉ lệ các chất, không cho khối lượng cụ thể => ta giả sử khối lượng dung dịch A là 30 (gam) => khối lượng dd B là 20 (gam)

=> khối lượng chất tan trong dd A là: mKCl (A) = $2\text{a}.\frac{30}{100}=0,6\text{a}$ (gam)

Khối lượng chất tan trong dd B là: m­KCl (B) = $\text{a}.\frac{20}{100}=0,2\text{a}$(gam)

=> khối lượng chất tan trong dd C là: mKCl (C) = mKCl (A) + mKCl (B) = 0,6a + 0,2a = 0,8a (gam)

Nồng độ chất tan trong C là: $C\%=\frac{{{m}_{ct}}}{{{m}_{dd}}}.100\%=\frac{0,8\text{a}}{30+20}.100\%=20\%=>a=12,5$

Vậy nồng độ phần trăm của dd B là: 12,5%

 

>> Học trực tuyến lớp 9 và luyện vào lớp 10 tại Tuyensinh247.com, cam kết giúp học sinh lớp 9 học tốt, hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.